Ngoài bọn trộm cắp, kẻ thù lớn nhất của sâm Ngọc Linh chính là những chú ‘chuột quý tộc’
Con còn nhớ khi gia đình mình chuyển từ miền Bắc vào vùng đất Tây Nguyên, cả nhà không còn một đồng xu dính túi. Không có vốn làm ăn, bố mẹ phải làm thuê, cuốc mướn cho người ta nhưng mẹ vẫn nhất quyết: “Phải để hai chị em theo học tiếp, không được bỏ học, khổ đến mấy bố mẹ cũng chịu được. Có học các con mới không phải khổ như bố mẹ, mới thoát được cái nghèo…”.
Rừng Trường Sơn, dải núi rừng thiêng liêng của người Việt, nguồn gốc của biết bao nhịp sống, nơi gìn giữ môi trường cho con người. Dù có lúc lãng quên, dù có lúc không được lưu tâm tới, song rừng luôn lặng lẽ giang rộng vòng tay bao bọc đời sống con người trong sự hòa hợp muôn loài.
Ðó là mùa mà từng đàn voi rùng rùng sải bước chân ào qua thung lũng. Mùa của những đàn chim ngược về rừng xanh bay rợp, che lấp một khoảng trời. Mùa mà từng đàn ong ríu rít rủ nhau đi làm mật. Mùa cây cối cội cằn trút lá như những chàng trai trẻ khoe cơ bắp, bộc lộ một sức sống mãnh liệt thách thức sự khắc nghiệt của không gian, thời gian...
Phố núi Kon Tum trong một chiều thu, giữa cái lạnh se se, xì xụp bên tô bánh canh nóng hổi, thưởng thức, vị ngọt của nước dùng, vị mềm của bột hòa quyện vào tạo nên vị ngọt thanh thanh cho tô bánh canh - nét ẩm thực độc đáo của phố núi. Và nếu có dịp ghé thăm mảnh đất phố núi xinh đẹp này, bạn đừng quên ghé những quán bánh canh sau nhé.
“Với người thiểu số ở Tây Nguyên, rừng không những là không gian sinh tồn dưới dạng vật chất mà đó còn là nơi chốn để họ gửi gắm linh hồn vào các thế lực siêu nhiên. Cuộc sống của các cư dân bản địa luôn gắn với không gian thiêng của rừng nên rừng cũng có những “lý lẽ” riêng của nó trong quan niệm và cả trong cách “hành xử” của người thiểu số”.
Với cộng đồng ưa xê dịch, chinh phục được hết “4 cực, một đỉnh, một ngã ba” ở Việt Nam chính là niềm tự hào và mong muốn của nhiều phượt thủ.
Chúng tôi ngồi nghỉ chân bên bờ sông, A Nhi nhanh chóng lấy túi đựng dế ra, cẩn thận bỏ phần gai chân, giữ lại phần đùi béo tròn, cắt bỏ cánh và đuôi, nặn hết ruột ra, rửa lại sạch rồi phơi trên lá chuối cho ráo nước. Trong lúc đó, tôi nhóm bếp lửa nhỏ, bếp lửa được thêm ít xà nu nên bắt lửa rất nhanh và cháy đượm. A Nhi chọn những con to nhất, thân vàng, béo múp, dùng mảnh tre nhỏ và dài xuyên thẳng từ đuôi lên đầu rồi đặt lên than đang hừng.
Sau trận mưa đầu mùa, ấu trùng ve từ mặt đất lột xác thành những chú ve trưởng thành. Đây cũng là thời điểm các cô cậu học trò rủ nhau vào rẫy cà phê để bắt ve. Nếu bắt được khi chúng vừa lột xác là ngon hơn cả. Thông thường chỉ bắt những chú ve đực để ăn, vì thịt ve đực chắc và thơm hơn ve cái. Việc phân biệt giữa ve đực và ve cái cũng rất đơn giản, ve đực nhỏ, cánh dày, khi chạm nhẹ ve sẽ kêu. Còn ve cái bụng to, cánh mỏng và không phát ra tiếng kêu khi ta chạm vào nó.
Quanh hồ T’Nưng còn có cả một truyền thuyết rất hấp dẫn du khách. Chuyện rằng: ngày xưa tại đây có một làng tên T’ Nưng, con gái và con trai trong làng đều xinh đẹp, sống chung với nhau rất vui vẻ. Thế rồi một ngày nọ trời đất chuyển mình, mây mưa dữ dội. Từ dưới lòng đất ngọn lửa phun lên ào ạt, trong phút chốc ngọn lửa ập xuống xóa tan ngôi làng. Sau khi lửa tắt, ngôi làng chỉ còn là một hố sâu thăm thẳm. Những người dân làng T’Nưng còn sống đã đứng trên hố sâu ấy mà khóc, nước mắt họ đã chảy đầy hố sâu ấy thành hồ T’ Nưng.
Mỗi lễ hội truyền thống của người dân bản địa đều mang tính tâm linh, huyền bí và hàm chứa những ý nghĩa sâu sắc. Trong đó lễ “Pơ thi” nổi bật rực rỡ bởi sự khác biệt độc đáo về nghi thức và yếu tố nhân văn. Ngày nay, lễ “Pơ thi” không còn được duy trì phổ biến như trước đây nữa. Nhưng đối với người Ja rai, nó vẫn là lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất trong vòng đời của mỗi con người.
Để gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này, hàng năm, trong dịp Tết Nguyên đán, người Kon Tum lại tổ chức hội đua thuyền độc mộc trên dòng Đăk Bla hùng vĩ, đây là ngày hội, là dịp để người dân các làng giao lưu, kết thân bè bạn với nhau.
Dưới những tấm màn mây trắng xốp, Ngọc Linh lờ mờ hiện ra đẹp rực rỡ. Là dãy núi đồ sộ thứ 2 tại Việt Nam sau Hoàng Liên Sơn, Ngọc Linh mang trong mình những huyền thoại, kích thích trí tò mò của bao người. Dãy Ngọc Linh đẹp không chỉ vì những gì bên ngoài mà còn đẹp bởi những ý nghĩa, giá trị tâm linh của bà con đồng bào dân tộc thiểu số bao đời nay.
Theo Tỉnh lộ 676 từ huyện Đăk Tô đi vào huyện Tu Mơ Rông, ngay ở điểm đầu là dãy núi Mang Rơi án ngữ, đứng trên đỉnh đèo thấy mây lãng đãng bay ngay dưới chân, phóng tầm mắt nhìn sang phía tây sẽ bao quát được gần như toàn bộ vùng đất Đăk Tơ Kan và Đăk Rơ Ông, với những làng người Xê Đăng định cư và cánh đồng nối nhau san sát cho đến tận chân dốc Văn Loan. Nhìn về hướng bắc, từ Mang Rơi vào tới dãy Ngọc Linh hùng vĩ sẽ thấy cảnh tượng chẳng khác gì những bức tranh thủy mặc, bởi mây và núi ấp ôm nhau kéo dài cả hàng chục cây số. Thấp thoáng trong mây phủ trên thung lũng Tu Mơ Rông là những ngọn núi thấp và những bản làng người Xê Đăng như những sợi chỉ mờ mờ đeo ở lưng chừng núi, quang cảnh rất ngoạn mục.
Tiếng cồng chiêng linh thiêng của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum nói chung và của người Ba Na nói riêng từ bao đời nay vẫn được các thế hệ trân trọng gìn giữ, bởi đó không chỉ là nét văn hóa biểu trưng mà còn có ý nghĩa tâm linh hết sức to lớn. Trước thực trạng nhiều thanh niên đang dần rời xa những thanh âm truyền thống trong cuộc sống hiện đại, những già làng người Ba Na ở làng Kontum Kpơng (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) đã dày công lập nên đội cồng chiêng “nhí”. Để từ đó, họ kiên trì tiếp lửa cồng chiêng cho các em với mong muốn duy trì và phát huy bản sắc văn hóa của người Ba Na.
Mùa này Tây nguyên đang rộ nắng, sắc trời xanh vời vợi. Thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) trên quốc lộ 14 - nay còn được gọi là đường Hồ Chí Minh - phô ra sự phồn thịnh của một phố huyện vùng cao làm ngỡ ngàng người mới đến. Đây là trạm dừng chân lý tưởng trước khi vào Tu Mơ Rông cho bất kỳ ai muốn đến đây từ các TP Kon Tum, Pleiku ở phía nam hay từ TP Đà Nẵng ở phía bắc.
Người ta biết đến phố núi Kon Tum như thành phố của những cơn gió hoang tàn, nơi có dòng sông Đăk Bla dữ dội, nơi có ngọn Ngọc Linh cao chót vót với Sâm Ngọc Linh nức tiếng về độ quý hiếm. Thiên nhiên đã phú cho mảnh đất Bắc Tây Nguyên đầy đủ cả sản vật của núi rừng và sông suối, tạo nên những đặc sản thơm ngon lạ lùng. Nơi đây, là giao hòa của 3 miền Bắc, Trung, Nam và hiển nhiên ẩm thực Kon Tum cũng được thừa hưởng tinh túy của cả ba miền tổ quốc.
Chúng tôi thăm lại chiến trường xưa trong không khí cả nước hân hoan chào mừng 39 năm ngày giải phóng Tây Nguyên, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Nói thăm lại chiến trường xưa vì người viết bài này vào thời điểm tháng 3/1975 cũng đã có mặt trong Chiến dịch Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch mở màn với tư cách một người lính, quân của tướng Hoàng Minh Thảo.
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến món gà nướng của người đồng bào ở đây (có nơi gọi là gà sa lửa). Món ăn đơn giản được chế biến từ gà thả vườn, ướp gia vị rồi nướng chín bằng hơi lửa nhưng hương thơm của món ăn cứ lan tỏa mời gọi khiến du khách khó có thể bỏ qua.
Từ trung tâm thành phố Kon Tum, mất khoảng 2 giờ ô tô để đến Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, trong kí ức của nhiều người, đây là vùng đồi núi hoang vu, cư dân thưa thớt, cuộc sống đìu hiu, buồn bã. Những năm trước, ở thành phố Kon Tum muốn vào Bờ Y thì phải mất vài ngày, mùa khô đường bụi mù mịt, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, mùa mưa thì đất đai nhão nhoét, đường rất khó khăn, nhiều chỗ phải đi bộ cả đoạn dài.
Măng Đen cách thủ phủ Kon Tum khoảng 50 km. Muốn đến nơi phải vượt đèo Măng Đen với chiều dài khoảng 12 km, có khoảng 126 khúc cua, băng qua cái lạnh như cắt giữa rừng thông đại ngàn.