Ngoài bọn trộm cắp, kẻ thù lớn nhất của sâm Ngọc Linh chính là những chú ‘chuột quý tộc’
Sau 3 ngày diễn ra tràn ngập không khí lễ hội nghệ thuật dân gian, tối 20/3, tại nhà rông Kon Klor (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum), Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên gắn với Tuần Văn hoá – Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 năm 2016 chính thức bế mạc.
Trong những ngày tổ chức tuần văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, nhiều hoạt động đặc sắc trong chuỗi sự kiện như triển lãm văn hóa, tạc tượng gỗ dân gian, chế tác nhạc cụ dân tộc, trình diễn nghệ thuật chỉnh chiêng, hội thảo tổng kết 10 năm chương trình hành động quốc gia bảo vệ không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên... đã để lại những hình ảnh độc đáo và ấn tượng
Người Ba na ở làng Đắc Vớt, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum tổ chức lễ cầu an để xua đuổi những điều xấu ra khỏi buôn làng, cầu may mắn, hạnh phúc cho người dân.
Nằm trên đường Mạc Đĩnh Chi, với kiến trúc hầu như còn giữ nguyên từ thuở mới khai tự, chùa Bác Ái đơn sơ, mộc mạc, thanh bình giữa Phố núi Kon Tum. Sắc tự, chiếc phản gỗ, bức tượng Quan Âm,… vẫn còn nguyên như những vật báu đầy tự hào của ngôi chùa cổ nhất Tây Nguyên này.
Sau một ngày rong ruổi trên đường Trường Sơn Đông, tôi về nghỉ lại ở Khu Du lịch Sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Tháng Ba này, Tây Nguyên đang khoác lên mình một màu trắng tinh khiết của hoa cà phê, những thảm hoa trắng bồng bềnh đẹp mê đắm.
“Khi đi du lịch trở về có lẽ con người ta đã lớn thêm nhưng chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại”- đó là câu nói nổi tiếng của nhà văn Pháp Paul Morand sau những chuyến đi dài hơi với trải nghiệm thú vị trên những miền đất mới. Và tôi, một vị du khách miền Bắc, tầm hiểu biết của tôi đã lớn lên, mở rộng rất nhiều lần khi đặt chân lên mảnh đất Kon Tum: sửng sốt đến ngỡ ngàng! Sửng sốt với núi rừng hùng vĩ, một vẻ đẹp vừa hoang sơ vừa quyến rũ đến vô cùng. Ngỡ ngàng với những công trình kiến trúc độc đáo, là bản giao hưởng ngọt ngào giữa phong cách xa hoa, lộng lẫy của kiến trúc phương Tây với phong cách mạnh mẽ, mộc mạc của kiến trúc dân tộc bản địa Kon Tum. Có thể kể đến 3 đại diện tiêu biểu là: Nhà thờ Gỗ, Tòa Giám mục và Nhà rông KonKlor.
Từ ngàn xưa, đồng bào S'triêng ở tỉnh Kon Tum có một luật tục độc đáo: mỗi cô gái đến tuổi cập kê đều phải vào rừng kiếm củi làm lễ vật cho gia đình nhà chồng, gọi là củi hứa hôn. Nay núi rừng dần cạn kiệt, đồng bào vẫn duy trì được phong tục độc đáo này, bằng cách cải tiến hợp lý và nhân văn.
Các chuyên gia linh trưởng trên thế giới đã công bố danh sách 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất toàn cầu. Trong đó có 3 loài tại VN gồm: voọc Cát Bà , voọc mông trắng và voọc mũi hếch.
Vào rừng hái lan rồi xuống phố bán, nhiều cô bạn ở Kon Tum kiếm được mức thu nhập có lúc lên đến 300k-400k/ngày.
Mỗi buổi sáng đi trên một số tuyến đường ở “phố núi” Kon Tum, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhiều người gùi lan rừng đi bán dạo, hoặc bày bán trên những vỉa hè. Mang một vẻ đẹp thanh tao, mùi hương quyến rũ, lan rừng đã cuốn hút bao người qua phố mỗi khi bắt gặp…
Bên cạnh món phở khô hay còn gọi là “phở hai tô” nổi tiếng thì xứ Kon Tum còn nhiều món đặc sản khiến thực khách chao đảo một khi đã thử qua, trong những món bình dị ấy có cháo chim câu và thịt trâu là những món mà du khách nên dùng qua trong chuyến đi.
Nhà thờ là một công trình khép kín và là kiệt tác bởi được thiết kế theo kiến trúc Romantic, phối hợp hài hoà kiểu nhà sàn của đồng bào Tây Nguyên nên đậm sắc thái văn hóa, tín ngưỡng người dân nơi đây. Từ những họa tiết đến những điểm nhấn trên chất liệu, nhà thờ gỗ là một công trình độc đáo không thể bỏ qua với những ai một lần đến với Kon Tum
Người Triêng ở làng Đăk Răng, xã Đăk Nông, H.Ngọc Hồi (Kon Tum) đang giữ bộ chiêng vô cùng quý giá của dân tộc này.
Kon Tum mảnh đất nơi con gà cất tiếng gáy cả ba nước nghe thấy này thu hút người yêu du lịch nhờ cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp, những tập tục văn hóa đặc sắc…
Sau khi tỉnh Kon Tum được thành lập 3 tháng, ngày 3/5/1913, có một cậu bé cất tiếng khóc chào đời và được gia đình đặt tên Ngụy Như Kon Tum để ghi lại dấu ấn lịch sử của sự kiện tỉnh Kon Tum được thành lập (9/2/1913) – vùng đất gắn bó nhiều kỷ niệm với gia đình .
Không phải là người nghiền món xôi nhưng trong một lần có dịp được thưởng thức món xôi nếp than của người Jẻ ở làng Ri Mẹt, xã Đăk Môn (huyện Đăk Glei) tôi đã bị chinh phục bởi cái vị dẻo, thơm, ngon ngọt khó cưỡng. Người ta nói xôi ngon hay không tùy vào loại gạo nếp nhưng với bà con đồng bào Jẻ nơi đây độc đáo hơn là việc sử dụng chiếc nồi hấp xôi truyền thống.
Trong đời sống sinh hoạt, văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum, cùng với một số vật dụng đặc trưng khác thì trái bầu khô cũng là một vật dụng gần gũi, thân thiết và quan trọng từ bao đời nay.
Ong bắp cày (hay còn gọi là ong chần) được mệnh danh là “loài ong tử thần” có khả năng giết chết một người trưởng thành chỉ sau hai ba vết đốt. Thế nhưng, ở huyện Đak Hà (tỉnh Kon Tum), một người đàn ông lại sống bằng nghề săn loài ong tử thần này.
Sáng 17-2, tại TP Kon Tum, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Kon Tum tổ chức chương trình “Trải nghiệm, khám phá di sản văn hóa các dân tộc tại chỗ tỉnh Kon Tum”. Chương trình diễn ra từ ngày 17 đến ngày 20-2.