Những món ăn trong gia đình sẽ ngon nếu bạn làm nước chấm ngon, nhiều người cho rằng nước chấm là quan trọng nhất trong chế biến món ăn, món ăn không ngon vì nước chấm làm lạt hoặc không mặn ngọt đủ. Nước mắm gừng vẫn luôn là nước chấm phổ biến ở gia đình hay hàng quán, nó làm ăn món ăn mặn mà vào miệng vị cay nhẹ của gừng, vị đậm của nước mắm hòa quyện với nhau tạo cảm giác ngon miệng. Sau đây sẽ là những phương pháp cách pha nước chấm gừng mà chúng tôi sưu tầm được:
Nguyên liệu: - Nước mắm ngon: 3 thìa cà phê
- Đường trắng: 1 thìa cà phê
- Gừng tươi: 1 nhánh nhỏ, rửa sạch thái lát mỏng rồi thái nhỏ, càng nhỏ càng tốt. Nếu bạn giã gừng thì nên vắt qua một lượt nước gừng vì nếu cho trực tiếp vào thì nó sẽ có vị cay đắng khó ăn.
- 2 tép tỏi, giã hoặc băm nhuyễn
- Ớt tươi: 1 quả, thái lát hoặc băm nhỏ
- Nước cốt chanh: 1 thìa cà phê
- Mì chính: 1/4 thìa cà phê
- Nước sôi để nguội: 2 thìa cà phê
Cách làm:
- Cho nước sôi nguội vào bát con, cho đường, mì chính vào đánh tan
- Cho tỏi và gừng đã giã nhỏ vào, sau đó cho nước mắm vào. (Bạn nên cho tỏi và gừng vào nước sôi để nguội trước như thế tỏi và gừng nổi lên trên trông ngon mắt hơn)
- Cho chanh vào đánh đều cho hòa lẫn cùng nước mắm, sau đó cho ớt tươi vào.
- Bạn đã có một bát nước mắm gừng đẹp mắt và rất vừa miệng.
Da cá giòn thịt bên trong ngọt chấm với nước mắm gừng chua chua cay cay ăn với cơm trắng thêm dĩa rau luộc thì no căng cả bụng mà vẫn thèm.
Nguyên liệu :
Cá tươi
Muối
Nước mắm gừng ăn kèm
Thực hiện:
Cá đánh vẩy mổ bụng rửa sạch chà qua vỏ chanh (tận dụng chanh vắt lấy nước còn vỏ) cho bớt tanh và rửa qua nước lạnh. Thấm cá cho khô, cắt vài đường xéo lên mình cá, thoa mỏng một lớp muối ăn để cho thấm.
Bắc chảo lên bếp cho khoảng 1, 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo cho nóng. Vặn lửa nhỏ lại cho cá vào chiên vàng mỗi bên cá. Các bạn nhớ vặn lửa nhỏ để cá được chín tới bên trong.
Cá chín cho ra dĩa chấm với nước mắm gừng chua cay. Da cá giòn vàng đều phần thịt cá ngọt tự nhiên chấm với nước mắm gừng ăn hoài không thấy ngán.
Cách làm nước mắm gừng: Tỉ lệ 2 nước : 1 đường : 1 chanh : 1 nước mắm, tỏi ớt bằm, gừng đập dập tùy thích.
Cho đường vào nước quậy cho tan thêm nước mắm nêm nếm sao cho ngọt ngọt mặn mặn vừa khẩu vị của bạn từ từ nặn chanh vào sau cùng là tỏi, ớt, gừng vào (mẹo để tỏi, ớt nổi trên mặt nước mắm ).
Chú ý: Tỉ lệ trên chỉ là tượng trưng các bạn có thể thêm hay bớt vì độ mặn mỗi nước mắm và chua của chanh cũng khác nhau.
Mỗi món ăn đều có loại nước chấm riêng biệt, và nhờ có nước chấm, bữa cơm của bạn mới ngon như thế. Mách bạn cách pha nước chấm ngon nhé!
Dưới đây là một số loại nước chấm phù hợp với các món ăn của bạn và bí quyết để pha nước chấm ngon cho bạn nhé.
1. Nước chấm gà luộc
Cách 1: Một thìa bột canh, nửa thìa hạt tiêu, ớt tươi, nửa quả chanh, một ít tiết gà luộc. Loại này để chấm thịt gà luộc hoặc thịt gà nướng, có thể cho thêm chút lá chanh thái chỉ. Đặc biệt, có thể cho thêm hành khô thái lát mỏng và một ít tiết gà luộc.
Cách 2: Một muỗng nước mắm Hưng Việt, 1/4 thìa mì chính, 1/4 thìa hạt tiêu, vài lát ớt mỏng, một ít tiết gà luộc. Loại nước chấm này rất phù hợp để ăn gà cùng cơm hoặc xôi trắng.
2. Nước chấm nem rán
Bát nước nem rán, chả, giò phải đủ mùi chua, cay, mặn, ngọt, vì vậy bát nước chấm nem rán không thể thiếu các gia vị như nước mắm, dấm hoặc chanh, đường, ớt, tỏi, tiêu. Gia vi là vậy nhưng tỷ lệ thế nào tùy vào có khẩu vị và loại nước mắm, dấm mà pha chế cho vừa phải.
Cụ thể như sau: 200ml nước lọc + 2,5 thìa súp đường + 3,5 thìa súp nước mắm hưng việt 650 ml + 3 thìa súp dấm+2 quả ớt cay, bỏ hạt, băm nhỏ + 1 nhánh tỏi băm + 1/4 thìa súp hạt tiêu xay hoặc 1 phần nước mắm + 3 đến 4 phần nước lọc + 1/4 phần đường + tỏi ớt băm nhỏ
Lưu ý: Nếu không có dấm có thể thay thế bằng chanh.
3. Nước chấm cá rán, thịt lợn luộc, chả, giò
Thông thường thì nước mắm sống được dọn chung với cá rán, thịt luộc, chả, giò… Miền Nam dùng cá trong món canh chua cá lóc với chén nước mắm sống dằm ớt tươi. Miền Trung ăn nước mắm ớt với rau luộc, làm gia vịt nêm cho món bún bò, đặc biệt còn dọn nước mắm tiêu với thịt đầu heo luộc, phèo non luộc,… Miền Bắc cũng dùng nước mắm sống với các loại thịt luộc hoặc cá rán, có khi thêm ớt, và vắt thêm chanh hay quất.
Pha nước mắm chấm cá rán, thịt lợn luộc ta nên ngâm ớt vào nước cốt chanh 15 phút mới đổ nước mắm ngon vào nếu hơi mặn thì thêm nước lọc, đường.
Cụ thể: 2 thìa súp nước mắm loại 2000ml+ tỏi, ớt băm nhỏ + 1/4 quả chanh vắt lấy nước.
4. Nước chấm cá hấp, cá luộc
Một thìa nước mắm ngon, một thìa dấm ngon, một thìa đường, ba thìa nước lọc, tỏi, ớt, gừng, thì là. Tỏi, ớt, gừng, rau thì là băm nhỏ. Pha nước mắm Hưng Việt loại 58N , dấm, đường, nước, điều chỉnh vị vừa ăn rồi mới cho tỏi, ớt, gừng, thìa là vào. So với nước chấm nem, nước chấm cá luộc mặn hơn vì cá hấp và luộc vị nhạt. Cũng có thể dùng vị chua của chanh để nước chấm thơm tự nhiên. Loại nước chấm này có thể phù hợp với các loại gỏi cá cuốn nướng.
5. Nước chấm thịt vịt luộc, thịt bê, cá nướng
Phù hợp với các món cá trê nướng hoặc chiên giòn, món thịt vịt luộc. Nước mắm gừng trong các món này là nước mắm nguyên chất, pha với đường, gừng giã nhuyễn và chút chanh. Nếu ăn với cá trê, thịt vịt cần pha thật đậm đà, không thêm nước, còn dùng chung với gỏi vịt hoặc để chấm với ốc, nghêu thì cần phải pha loãng với nước đun sôi để nguội, vị ngọt và chua dịu.
Nước mắm me là món nước chấm đặc trưng của miền Nam. Chuẩn bị me vừa chín, cho me vào nước sôi, quấy đều, bỏ hạt và xơ. Sau đó cho tỏi, ớt, gừng băm nhuyễn vào nước me. Thêm đường và nước mắm Nhĩ Hưng việt loại 650ml vào. Trộn tất cả cho đều, nước chấm hơi sệt nhờ có cơm me. Nước mắm me được dùng với các món lươn như lươn chiên giòn, lươn om lá lốt hoặc các món cá kèo chiên giòn, món khô cá khoai nướng…
Cụ thể: 4,5 thìa súp nước mắm HV nhĩ 650ml + 5 thìa súp đường + 1 thìa súp gừng gọt vỏ băm nhuyễn + 1-2 thìa cafe tỏi băm + 1-2 thìa súp nước lọc + ít nước chanh vắt cho hỗn hợp có vị chua nhẹ.
6. Nước chấm các món lẩu
Cách 1 (phù hợp để chấm hải sản): Nửa thìa gia vị, 1/4 thìa mì chính, 1/4 thìa muối trắng, mù tạt xanh, một chút hạt tiêu bột, chanh tươi, ớt tươi.
Cách 2: Hai thìa nước mắm loại 750ml , nửa thìa đường, 1/4 thìa sa tế, ớt tươi, tỏi thái lát, 1/2 quả chanh vắt lấy nước.
Cách 3: Bốn thìa xì dầu, nửa thìa đường, 1/4 thìa mì chính, tỏi ớt thái lát, hạt tiêu. Nếu không muốn vị tỏi quá nổi làm át mùi thơm của món ăn, tỏi chỉ nên thái lát thay vì băm nhỏ. Loại nước chấm này hợp với lẩu thập cẩm hoặc lẩu bò
Nguyên liệu: nước mắm ngon,nước sôi để nguội, gừng, tỏi + ớt thái nhỏ(nếu thích), đường, bột ngọt, chanh, lá chanh thái nhỏ (nếu thích)
-Gừng, tỏi giã thật nhỏ cho vào bát nước mắm nguyên chất
-Nếu thích đỡ mặn thì thêm nước sôi để nguội.
-Cho đường, vắt nước chanh vào cho vị chua ngọt mặn vừa ý
-Cho bột ngọt(mì chính) vào
-Cho ớt, lá chanh thái nhỏ vào
Nói chung định lượng chính xác thì khó lắm, chị cứ thêm dần dần từ ít đến nhiều cho đến khi vừa miệng thì dừng.
Nước Mắm Gừng
--1 miếng gừng nhỏ khoảng 2 đốt taỵ
--Nước mắm ngon loại Phú Quốc sư tử bay hay Việt Hương 3 cuạ
--2 tép tỏi lớn.
--1 trái ớt đỏ
--2 muỗng canh nước lọc hay là nước luộc vịt, vớt nước trong.
--2 muỗng cafe đường
Cách Làm:
-Tỏi + gừng + ớt giã cho thật nhuyễn thì khi làm nước mắm mới đẹp.
-Cho nước + đường vô chén, quậy đều, cho nước mắm từ từ vô, nêm cho vừa ăn. Nước mắm phải mặn mới được. Tiếp cho ớt + gừng + tởi đã dã nhuyễn vào quậy đêù lên là xong.
Ghi Chú: ước mắm gừng thì nhớ đừng bao giờ cho chanh vào, Có thể cho tỏi hay không cho tỏi cũng được. Có người nói cho tỏi làm át đi mùi gừng nhưng DN pha nước mắm thì thích cho tỏi vào hơn., Có thể cho tỏi hay không cho tỏi cũng được. Có người nói cho tỏi làm át đi mùi gừng nhưng pha nước mắm thì thích cho tỏi vào hơn.