Cơm, canh, thịt, cá... tất cả đều được nấu trong ống lồ ô - đây là nét độc đáo trong quá trình chế biến thức ăn của đồng bào các DTTS Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng.
Văn hóa ẩm thực của người bản địa huyện Kon Plông luôn là nét văn hóa nội sinh độc đáo, với điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng. Trong những năm gần đây, văn hóa ẩm thực đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Trong bối cảnh đó, vấn đề khai thác các giá trị của văn hóa đặc sản ẩm thực để tổ chức xúc tiến quảng bá thu hút khách du lịch được các cơ quan quản lý quan tâm đặc biệt và huyện KonP lông cũng đang trên con đường thực hiện những tiêu chí đó, để đưa đặc sản ẩm thực độc đáo của vùng đến với khách du lịch trong và ngoài nước. Vì đặc sản địa phương luôn mang một nét đặc trưng và có vai trò riêng trong sự nghiệp quảng bá du lịch của huyện nhà.
Xê Đăng là một trong 6 dân tộc thiểu số bản địa của tỉnh Kon Tum dân số hiện nay 119.374 người (số liệu thống kê năm 2014 của Cục Thống kê Kon Tum), gồm các nhóm: X’Teng, Tơ đrá, Mơ nâm, Ca dong, Hà lăng. Người Xê Đăng X’Teng cư trú tập trung ở Tu Mơ Rông – thung lũng có phong cảnh đẹp như một bức tranh với khí hậu mát mẻ, không khítrong lành. Những ngôi nhà nhỏ xinh quây quần bên nhau, xung quanh nương lúa đang mùa chín rộ vàng óng ả, xa xa là rừng xanh ngắt. Cuộc sống nơi đây quanh năm yên ả, thanh bình như chưa từng bị nhịp sống đô thị ồn ã làm ảnh hưởng.
Về với Kon Tum, có rất nhiều món ăn của bà con đồng bào dân tộc thiểu số mang hương vị núi rừng như: Món măng đắng luộc, đọt may kho thịt hay cá, rau dớn xào, hoa chuối rừng làm nộm và đặc biệt là món kiến vàng nấu ống lồ ô.
Ở vùng đất Kon Tum, bà con còn lưu giữ nhiều ghè cổ với tuổi thọ hàng trăm năm, được xem là vật báu của gia đình, trị giá tới mấy chục con trâu. Và gia đình A Huynh ở làng Chốt, thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) còn lưu giữ tới 4 ghè cổ gắn với những câu chuyện kỳ lạ.
Tết đến, Xuân về, người phố núi Kon Tum lại nô nức cùng nhau chuẩn bị món ngon, vật lạ để tiếp đón khách quý từ xa, bà con họ hàng thân hữu. Cũng là bánh chưng, bánh tét xanh tươi, là dưa kiệu, dưa mắm chua ngọt, là bát canh măng miến nóng hổi, mà họ còn lặn lội kiếm cho được bò một nắng muối kiến vàng. Xưa kia, đây là món ăn đặc sản của người đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum, nhưng với vị ngon đậm dà và hương thơm phức, bò một nắng muối kiến vàng trở nên nổi tiếng, là món ăn ngon, món quà quý cho khách phương xa.
Lễ hội ẩm thực diễn ra vào sáng ngày 08/11/2012, gồm hàng trăm món ăn đặc sắc của 6 dân tộc bản địa Kon Tum là Ba Na, Xê Đăng, Jẻ - Triêng, Brâu, Rơ Mâm, Gia Rai. Đây là dịp để các đồng bào các dân tộc thiểu số trình diễn kỹ thuật ẩm thực độc đáo, đồng thời thưởng thức, giao lưu văn hóa các dân tộc anh em, tăng thêm tình đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh.
Như một thông lệ đặc trưng khi đi du lịch hoặc công tác ở xa, ai cũng tranh thủ tìm mua một chút đặc sản làm quà như được mang một tí nắng, chút gió, phần tình cảm, đặc biệt là đặc trưng văn hóa của nơi mình đã đi qua về để giới thiệu bạn bè, người thân và... để nhớ. Kon Tum tuy bé nhỏ nhưng cũng có rất nhiều sản vật ngon, độc đáo như: Rượu cần, Cà phê, Thổ cẩm, Măng le, Chuối ép, Rượu Sâm dây…chắc chắn sẽ làm thỏa lòng du khách phương xa.
Gỏi lá là món đặc sản mang đậm hương vị núi rừng Tây Nguyên từ lâu đã quyến rũ du khách bốn phương khi đến với thành phố xinh đẹp Kon Tum bên dòng Đắk Blah thơ mộng.
Khi những nhánh mai rừng bắt đầu bung nở những cánh hoa đầu tiên, rực rỡ, ấm áp như nắng phương Nam, là lúc mùa xuân tràn về núi rừng Kon Tum. Khắp các buôn làng của người Ba Na ngập tràn không khí nhộn nhịp, vui tươi, người người, nhà nhà cùng hò gọi nhau chuẩn bị đón Tết. Những chàng trai với cánh tay rám nắng, những cô gái với đôi má ửng hồng, hồi hộp mong chờ khoảnh khắc bước sang mới. Cụ già ngồi bên hiên, gương mặt lấp lánh niềm vui, bâng khuâng nhớ về thời trẻ. Dưới cầu thang nhà sàn, tiếng trẻ nô đùa, cười giòn giã, thơ ngây, …
Ẩm thực trong đời sống của người đồng bào dân tộc Kon Tum rất đa dạng và phong phú. Ngoài thịt nướng, cơm lam ra,.. thì gia vị cho bữa ăn cũng khá quan trọng và độc đáo. Ngày trước, khi các buôn làng còn thiếu thốn về muối, họ có thể dùng rễ Tranh để có vị mặn, gốc cây Đót có thể làm vị ngọt, măng làm đồ muối chua, ớt cay giúp họ ăn ngon hơn, v.v.. Còn khi lên nương rẫy họ dùng một loại trái cây (người Xê Đăng gọi là Pi-lêo, còn người Bahnar gọi là play-chơ-mây) theo họ nó giúp giải khát và tránh mệt mỏi. Một lần đi công tác tại xã Đắk Long - huyện Kon Plông tôi cũng đã được thưởng thức hương vị rất lạ của loại trái này.
Những đồi sim trải dài tít tắp tự bao đời đã thân thuộc với đồng bào phía bắc Tây Nguyên. Nhưng sim chưa bao giờ được xem là đặc sản của miền đất này, cho tới khi một “kỳ nữ” đồng bằng quyết chế cho được loại vang sim rừng tuyệt hảo, giúp người dân các buôn làng Xê Đăng nâng cao mức sống.
Gà ta thả đồi được chế biến theo công thức gia truyền, gà nướng vàng được ướp với sâm dây Ngọc Linh - Kon Tum, thêm vị đậm đà của mật ong rừng thấm trong từng miếng gà hòa quyện trong mùi thơm tự nhiên của lá sen sẽ khiến các bạn ứa nước miếng vì bị hấp dẫn
Đến Kon Tum nếu chưa một lần nếm thử món gỏi lá chắc chắn bạn đã để mất cơ hội thưởng thức món ăn lạ gắn liền với những hương vị của núi rừng.
To cỡ cổ tay người lớn, nhưng giống chuột dúi lại là 'sát thủ' đáng sợ của những cánh rừng tre. Tội ấy, không nặng bằng thịt chúng quá ngon!
Ai đã đến Tây Nguyên nắng gió hẳn sẽ bị cuốn hút bởi vô vàn đặc sản nơi đây, từ thịt rừng thơm ngon đến các món cây nhà lá vườn dân dã.
Kon Tum, cửa ngõ phía Bắc của đại ngàn Tây Nguyên; có lịch sử lâu đời với nền văn hóa phong phú đa dạng của nhiều dân tộc chung sống. Đến Kon Tum, ngoài tham quan những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, du khách còn bị quyến rũ bởi các món ẩm thực đặc sắc của các dân tộc bản địa.
Gỏi lá được coi là đặc sản của vùng đất Tây Nguyên nói chung, nhưng nếu có dịp thưởng thức gỏi lá ở Kon Tum thì mới thấy hết được phong vị núi rừng ở món ăn lạ miệng này.
Phố núi Kon Tum trong một chiều thu, giữa cái lạnh se se, xì xụp bên tô bánh canh nóng hổi, thưởng thức, vị ngọt của nước dùng, vị mềm của bột hòa quyện vào tạo nên vị ngọt thanh thanh cho tô bánh canh – nét ẩm thực độc đáo của phố núi. Và nếu có dịp ghé thăm mảnh đất phố núi xinh đẹp này, bạn đừng quên ghé những quán bánh canh sau nhé.
“Cà phê làm cho những trái tim xa lạ gần gũi nhau, làm cho sự cô đơn không trở thành phiền muộn, cà phê là thức uống diệu kỳ và lãng mạn nhất” – Giáo sư Vũ Khiêu.