Ở một xã vùng cao tại huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, người dân đang duy trì một tập tục lạ lẫm: thay vì những lá phiếu, các vị trưởng thôn, già làng được người dân bầu ra từ... hạt bắp, trái cây và thậm chí cả đá dăm, gạch vụn...
Hàng năm, cứ vào giữa tháng 11, đồng bào Xê-đăng ở Kon Tum lại thu hoạch lúa và tổ chức lễ hội mừng lúa mới. Lễ hội được chia làm 2 phần: ăn lúa mới tại nhà và uống rượu mừng lúa mới tại nhà Rông.
Theo phong tục của người Rơ Ngao, tổ chức lễ sinh nhật không phải để kỉ niệm ngày mình được chào đời theo lẽ thông thường, mà là sự thể hiện tình thương của cha mẹ đối với con cái. Có lẽ vậy, những đứa con người Rơ Ngao chỉ được biết đến sinh nhật của mình một lần duy nhất trong đời.
Chiều tối 19/3, hàng vạn người dân và du khách hào hứng dõi theo lễ hội đường phố của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên trên các tuyến đường trung tâm phố núi Kon Tum.
Liên hoan văn hóa nghệ thuật dân gian các dân tộc Tây nguyên (tỉnh Kon Tum) vừa diễn ra từ ngày 18 đến 23-3 tại trung tâm TP Kon Tum chỉ là một lễ lạt quy mô “cấp tỉnh”, nhưng nhiều dấu ấn lại vượt xa mong đợi của những người làm văn hóa và du khách.
Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên sẽ diễn ra từ 18/3, kéo dài 4 ngày tại TP Kon Tum, với nhiều hoạt động như triển lãm ảnh tượng gỗ, lễ hội ẩm thực, lễ hội đường phố.
Ngày 17.3, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức triển lãm hàng trăm bức ảnh nghệ thuật, tư liệu dân tộc học và hiện vật của đồng bào thiểu số trong vùng.
Thông điệp của Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên 2016 là sự sáng tạo được thắp lên bởi sự yêu mến và dấu ấn riêng của một Tây Nguyên trong hội nhập và phát triển.
Tối ngày 18/3, tại TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã diễn lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây nguyên gắn với Tuần văn hóa – du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 năm 2016. Bí thư tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Văn Hùng đã đánh trống khai mạc lễ hội.
Với chủ đề “Sắc màu văn hóa Tây Nguyên”, hơn 500 nghệ nhân dân gian của các tỉnh Tây Nguyên đã có màn trình diễn độc đáo trên đường phố TP. Kon Tum.
Sau 3 ngày diễn ra tràn ngập không khí lễ hội nghệ thuật dân gian, tối 20/3, tại nhà rông Kon Klor (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum), Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên gắn với Tuần Văn hoá – Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 năm 2016 chính thức bế mạc.
Trong những ngày tổ chức tuần văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, nhiều hoạt động đặc sắc trong chuỗi sự kiện như triển lãm văn hóa, tạc tượng gỗ dân gian, chế tác nhạc cụ dân tộc, trình diễn nghệ thuật chỉnh chiêng, hội thảo tổng kết 10 năm chương trình hành động quốc gia bảo vệ không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên... đã để lại những hình ảnh độc đáo và ấn tượng
Người Ba na ở làng Đắc Vớt, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum tổ chức lễ cầu an để xua đuổi những điều xấu ra khỏi buôn làng, cầu may mắn, hạnh phúc cho người dân.
Ở Tây Nguyên muốn có chồng phải đi bắt, lễ bắt chồng phải diễn ra ban đêm. Khi thích một chàng trai nào đó, cô gái về thông báo cho gia đình và dòng họ biết, gia đình sẽ đến nhà trai nói chuyện hỏi dạm.