Chàng Tây 'say nắng' cô sơn nữ, quyết đóng khố làm rể Tây Nguyên

Thứ bảy - 21/02/2015 19:27
Ngay giây phút đầu tiên đặt chân đến với mảnh đất Kon Tum đầy nắng gió, chàng trai người Bỉ Jonh Nathan như bị “say nắng” trước vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của của hướng dẫn viên nghiệp dư người dân tộc Ba Na.
Gia đình nhỏ của Jonh Nathan và Y Hem.
Gia đình nhỏ của Jonh Nathan và Y Hem.
Biết đã tìm được nửa còn lại của mình, Jonh quyết tâm theo đuổi cô gái. Giờ đây, cả hai đã viết nên những trang tình sử đẹp trên vùng đất đỏ bazan.
Chàng rể Tây với tình yêu sét đánh
Bản Kon Tum Kơ Nâm (phường Thống Nhất, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) được biết đến bởi vẻ đẹp hiền hòa pha chút hoang dại của nơi rừng Tây Nguyên. Đến vùng đất này, chúng tôi được người dân bản địa kể cho nghe chuyện tình đẹp như cổ tích của của gái bản Y Hem và chàng trai người Bỉ mang tên Jonh Nathan. Sau 5 năm bên nhau, nay cặp đôi này đã sinh được cậu con trai kháu khỉnh. Kể về những trang đầu của mối tình sét đánh, gương mặt của thôn nữ Y Hem vẫn luôn lấp lánh nụ cười hạnh phúc.
Năm 2008, như thường lệ, bản Kon Tum Kơ Nâm của Y Hem đón một đoàn khách du lịch đến từ Bỉ. Khi đó vốn tiếng Anh của Y Hem chỉ mới bập bẹ nhưng lại thuộc hàng tốt nhất bản nên được giao nhiệm vụ hướng dẫn đoàn khách tìm hiểu về văn hóa của người Ba Na.
Anh tâm sự: “Ngày đó, cuộc hành trình của tôi kéo dài gần một tuần. Trong thời gian đó tôi được ăn, ở, ngủ, hòa mình vào cuộc sống của người Ba Na. Đó là một thế giới mới mẻ và thú vị. Tôi không biết mình đã mê mẩn văn hóa vùng đại ngàn này từ lúc nào. Và rồi sự giản dị, mộc mạc của của hướng dẫn viên đã níu chân tôi ở lại...”.
Với anh, một tuần khám phá văn hóa bản Kon Tum Kơ Nâm đã đủ để xác định mình thuộc về nơi này. Trở về Bỉ nhưng Jonh Nathan vẫn thư từ đều đặn cho Y Hem. Những cánh thư cách nửa vìng trái đất dày lên theo thời gian, xen lẫn những câu chuyện về văn hóa, tập tục của người Ba Na đã có những lời yêu thương tha thiết.
Nhớ lại những ngày tình yêu chớm nở, Y Hem ngại ngùng: “Khi đó, mỗi lần gửi thư cho anh ấy tôi phải tra cứu từ điển, rồi học thêm tiếng Anh bằng mọi cách. Nhưng tôi hiểu mình đã yêu Jonh Nathan ngay từ lần gặp đầu và tình yêu của chúng tôi được nuôi dưỡng qua những cánh thư như thế. Jonh dạy tôi tiếng Anh và ngược lại tôi chỉ Jonh học tiếng Ba Na và tiếng Việt. Nhiều khi tôi mừng rớt nước mắt khi nhận được lá thư dài của Jonh viết bằng tiếng Ba Na”.
Năm 2010, Jonh quyết định trở về Việt Nam để ngỏ lời yêu với Y Hem. Cuộc trùng phùng sau hai năm xa cách tràn ngập tình yêu và nước mắt tủi hờn. Biết không thể xa Jonh được hơn nữa, Y Hem gật đầu đồng ý. Nhận được tình yêu của Y Hem, Jonh vui mừng báo tin về gia đình và rồi cứ ba tháng, Chàng trai Bỉ lại lặn lội về Tây Nguyên thăm người yêu. Trong những lần gặp ngắn ngủi ấy, hai con người khác biệt về mọi thứ ấy đã tìm cách dung hòa tất cả bằng tình yêu chân thật.
Song Y Hem vẫn không khỏi lo lắng vì gia đình Jonh ở mãi trời Tây, nhiều đêm cô thức trắng suy nghĩ về mối tình cách xa nửa vòng trái đất này. Y Hem tâm sự về hạnh phúc của mình: “Tôi cũng suy nghĩ nhiều lắm, vì không biết gia đình anh ấy ra sao, đối với mình thế nào. Cuối tháng 6/2011, Jonh làm thủ tục đưa tôi sang Bỉ ra mắt gia đình, mấy đêm liền tôi mất ngủ vì lo lắng. Thế nhưng, khi xuống sân bay, được cả nhà anh ấy ra đón, tôi biết mình đã không chọn nhầm người yêu”.
Đám cưới theo tập tục người Ba Na
Ba tháng trời trên đất Bỉ, Y Hem được gia đình Jonh đón tiếp rất thân tình, cô gái Tây Nguyên lần đầu bước chân ra khỏi bản Kon Tum Kơ Nâm không chỉ hiểu hơn về gia đình Jonh mà còn học được nhiều điều về phong tục, văn hóa của người Bỉ và vun đắp thêm tình yêu với Jonh. Jonh từ giã gia đình, theo người yêu về Việt Nam để xây dựng cuộc sống mới.
Ngày cưới, Jonh làm đúng theo tập tục bên vợ. Anh mặc áo của người Ba Na, mang lễ đến nhà vợ đầy đủ gồm hai con heo, một con bò, một heo quay và một số món ăn đặc trưng của người Ba Na như cây chuối thái, rau dền, uống rượu cần... Có mặt trong buổi lễ cưới đặc biệt ấy không chỉ có bà con bản Kon Tum Kơ Nâm mà cha mẹ của Jonh còn lặn lội từ Bỉ sang Việt Nam tham dự đám cưới của con trai.
Ông Ahưn, cha của Y Hem, tự hào nói về cô con gái đầu: “Nhà mình nghèo nên học hết lớp 9 là nó nghỉ học lên nương rẫy phụ cha mẹ. Nhà có tận bảy đứa con nên nghèo lắm. Được cái nó ham học lắm và lại thích tiếng Anh, nên cứ ngày làm nương đêm về lại tự học. Khi nó bảo đi làm hướng dẫn viên, mình cũng vừa mừng vừa lo, biết nó có làm được không. Thế mà đùng một cái nó bảo quen Jonh. Tuy không ai ngăn cấm nhưng mình sợ nó khổ, vì Jonh ở trời Tây mà. Giờ thì nhà mình xem Jonh như con cái trong nhà rồi”.
Không phải tự nhiên Jonh được quý như người con của đại ngàn. Những ngày đầu về làm rể bản Kon Tum Kơ Nâm, anh phải tập làm một người nông dân thực thụ và sinh họat như người dân trong làng. Nhìn con rể tập tành làm một chàng trai Ba Na, nhiều khi ông Ahưn thấy xót con nên cản, nhưng Jonh cứ đòi đi làm nương như làm cỏ mì, tuốt lúa... về nhà tay chân phồng rộp lên vì không quen làm nhưng vẫn vui cười, không than vãn. Sau một thời gian ngắn được vợ tận tình chỉ dẫn, John có thể nói tiếng Ba Na rạch ròi.
Chia sẻ với chúng tôi, già làng Ka Long lộ rõ vẻ tự hào khi nhắc tới mối tình đẹp của Y Hem: “Chuyện tình của Y Hem là đẹp nhất Kon Tum đấy. Hai đứa nó đã vượt qua mọi rào cản để đến với nhau. Thằng Jonh cũng tốt lắm nên làng mình mới ưng nó, mới đồng ý cho nó ở rể đấy chứ. Ngày cưới nhau, thằng rể của bản mình còn nhất quyết làm theo tập tục người Ba Na mình nữa đó. Giờ thấy chúng nó hạnh phúc vậy, cả bản này cũng vui lây với gia đình nó”.

Tác giả bài viết: Hồ Nam theo Báo Người Đưa Tin

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

 Từ khóa: sâm dây kon tum

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
  • Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum,

    Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum, "Đà...

    Đến với Kon Tum, đến với Măng Đen, bạn được đến một cao nguyên đầy nắng và gió, nhưng Măng Đen cho bạn một cái gì đó nó rất khác, đối với riêng tôi, mỗi khi đến Măng Đen là một cảm giác gì đó tươi...

  • Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp...

  • Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Cầu treo Kon Klor đã trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây