Lễ hội mừng lúa mới của dân tộc Xê Đăng nhánh Xơ Teng ở huyện Đăk Tô (Onđrô tơ triêng)

Chủ nhật - 22/03/2015 02:59
Hàng năm, vào khoảng tháng 10 (Dương lịch), khi lúa đã chín rộ, người Xê Đăng bắt đầu việc thu hoạch và mở hội ăn mừng lúa mới . Trong lễ hội, họ khấn ông Trời (Giàng), xin Thần lúa (Noa Sai) cho họ rước hồn lúa về với dân làng, với ước nguyện cầu mong cho dân làng không thiếu cái lúa để ăn, cuộc sống luôn luôn no đủ, sung túc.
Đất và người Kon Tum
Đất và người Kon Tum
Thông thường, lễ hội “mừng lúa mới” của người Xê Đăng, nhánh Xơ Teng chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn thứ nhất chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là ăn lúa mới tại mỗi gia đình (Ka pa neo) và giai đoạn thứ hai là uống rượu mừng lúa mới tại cộng đồng làng (Onđrô tơ triêng).
Ở giai đoạn thứ nhất, khi phát hiện lúa đã chín, chủ hộ đưa các thành viên trong gia đình đến rẫy lúa của mình, chủ hộ dùng cây le tươi có lá đánh dấu các vị trí chuẩn bị tuốt lúa, đến chỗ lúa chín đều nhất, chủ hộ đọc lời khấn : “ Ô mo hua bă, êh ngăn ngin pê ka, Trôh ka, Hmeh păng Ka kơ chai, I phai, I Rih đi đo” (Ơ Thần lúa, hôm nay tôi xin phép được thay mặt mọi người trong gia đình, xin được lấy nắm lúa đầu tiên này, xin được rước hồn lúa về với gia đình chúng tôi cho chúng tôi được no đủ ); sau đó, chủ hộ tuốt nắm lúa đầu tiên làm phép, cả gia đình bắt đầu công việc tuốt lúa. Tuốt lúa xong, họ đưa lúa về kho (gần rẫy lúa) để cất giữ, mỗi gia đình chỉ mang một gùi lúa lớn về nhà để cúng lúa mới, trên đường mang lúa về nhà, khi gặp ngã ba, ngã tư, đường rẽ…,họ bẻ một cành cây chắn ngang các lối đi phụ, chỉ để lại một lối đi chính từ kho lúa về nhà mình với suy nghĩ không để cho hồn lúa đi lạc lối khác.
Khi đã mang lúa về đến nhà, các gia đình lấy lúa rang cho khô và giã, lấy gạo nấu một nồi cơm lớn, thức ăn chuẩn bị trước của mỗi gia đình để ăn cơm mới gồm: thịt rừng, cá suối, rượu ghè. Họ bày cơm mới và thức ăn, rượu ghè ra giữa nhà, chủ hộ đọc lời khấn: “ Tô cheng Kông, po ro Ka pa neo, tiên tơ Đră cheng, tô đi đo” (Hôm nay hồn lúa đã về với chúng ta, chúng ta cùng nhau đánh chiêng, uống rượu, mừng hồn lúa về với chúng ta, cho chúng ta được no đủ). Khấn xong, chủ hộ nắm vắt cơm đầu tiên để ăn, uống rượu, sau đó, mọi người trong gia đình cùng ăn, uống rượu, múa hát đánh chiêng vui vẻ cho đến tận đêm khuya, cuộc vui tạm nghỉ.
Khi tất cả các gia đình trong làng đã ăn mừng lúa mới (Ka pa neo) từng gia đình xong, già làng tập trung các chủ hộ để thông báo lễ hội uống rượu “mừng lúa mới” của tất cả cộng đồng làng (On đrô tơ triêng). Trong lễ này, già làng đóng vai trò chủ lễ. Già làng thông báo cho tất cả các gia đình trong làng chuẩn bị thức ăn như: thịt rừng, chim chuột, cá suối , rau măng, rượu ghè,v. v…và một công việc không thể thiếu trong lễ hội uống rượu mừng lúa mới đó là phong tục dựng cây nêu, công việc này do nam giới trong làng thực hiện (nữ không được tham gia) mọi công việc chuẩn bị đã xong, lễ hội “Mừng lúa mới” bắt đầu.
Từ sáng sớm của ngày bắt đầu lễ hội, tất cả các gia đình trong làng đều phải đóng kín cửa, không ai được phép ra vào, cơm và các loại thức ăn được nấu sẵn và để lên giàn bếp, rượu ghè cũng được các gia đình chuẩn bị đầy đủ. Già làng là người đầu tiên được phép mở của và đi một mình đến nhà Rông; sau đó, già làng đánh một hồi trống báo hiệu cho tất cả nam giới trong làng mang lễ vật như: Heo, gà, cá suối, rượu ghè tập trung về nhà Rông. Lễ vật được bày tại cột chính giữa nhà Rông. Già làng đọc lời khấn: “ Ô Noa Pôk, ô Noa Sai. Êh lăm Trôh a nghiên ăm nghiên Pê Ka, Troh Hnăm nêu Trỗ ăn pôi ta hra, Pôi ta mo ngua” (Ơ Giàng, ơ Thần lúa, hôm nay hồn lúa về với làng chúng tôi, chúng tôi cầu mong thần lúa cho chúng tôi sang năm mới và mãi mãi đừng thiếu lúa để ăn, dân làng không phải đói, xin hồn lúa hãy ở với chúng tôi, cho chúng tôi được no đủ). Sau lời khấn, già làng ăn cơm mới và uống rượu làm phép, các thành viên trong làng lần lượt uống rượu và ăn cơm mới.
Uống rượu ở nhà Rông xong, già làng đưa tất cả mọi người ở nhà Rông lần lượt đi đến từng gia đình trong làng (đoàn đi theo hướng tay trái, già làng là người đi đầu tiên) đến mỗi nhà, các gia đình mang cơm rượu, thức ăn ra tiếp đoàn . Già làng làm phép và sau đó mọi người cùng ăn cơm, uống rượu tượng trưng, rồi lại tiếp tục đi đến nhà khác. Khi đã đi đến tất cả các gia đình trong làng, đoàn lại quay lại nhà Rông, và lúc này tất cả các lễ vật được đưa ra vị trí cây nêu trước nhà Rông. Già làng thông báo cho tất cả các thành viên trong làng (kể cả phụ nữ) tập trung về nhà Rông để mở hội “mừng lúa mới”. Rượu ghè và thức ăn từ mỗi gia đình được lần lượt mang tới nhà Rông, cả cộng đồng làng cùng uống rượu, múa hát, đánh cồng chiêng và tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian cho đến tận khuya. Khi lửa đã tàn, rượu đã nhạt, mọi người tạm nghỉ, lễ hội chính “Mừng lúa mới” của người XêĐăng, nhánh Xơ Teng ở Đăk Tô-Kon Tum xem như kết thúc; những ngày sau họ chỉ kéo dài việc uống rượu vui vẻ mà thôi.







 

 
kontum9 1




Tác giả bài viết: Sưu Tầm Tổng Hợp

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

 Từ khóa: sâm dây kon tum

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
  • Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum,

    Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum, "Đà...

    Đến với Kon Tum, đến với Măng Đen, bạn được đến một cao nguyên đầy nắng và gió, nhưng Măng Đen cho bạn một cái gì đó nó rất khác, đối với riêng tôi, mỗi khi đến Măng Đen là một cảm giác gì đó tươi...

  • Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp...

  • Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Cầu treo Kon Klor đã trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây