Ngoài bọn trộm cắp, kẻ thù lớn nhất của sâm Ngọc Linh chính là những chú ‘chuột quý tộc’
Mỗi lần nghe ai đó kêu lên: "Ôi, sao nhớ Kontum quá! Làm sao để đi lên đó đây?", tôi lại thấy mình ngợp trong cái màu phố nắng nhẹ với cà phê Eva thơm nức. Và lại lanh lẹ làm hướng dẫn viên du lịch từ xa, bảo ghé Eva ngay đi. Ở đó có gì? Ngập ngừng giây lát, không có gì, chỉ có cà phê.
Kon Plông là một huyện mới thuộc tỉnh Kon Tum, được thành lập từ đầu năm 2002 trên cơ sở chia tách huyện KonPlông (cũ) thành hai huyện Kon Plông (mới) và Kon Rẫy. Với địa hình chủ yếu là đồi bát úp, có cao nguyên Kon Plông trải dài khắp huyện, nhiều sông suối nhỏ, hệ động, thực vật nhệt đới qúy hiếm cùng với khí hậu lạnh, đặc biệt khu du lịch sinh thái Măng Đen được biết đến với nhiều huyền thoại, đã tạo điều kiện thuận tiện để Kon Plông phát triển…
Tạm biệt Sài Gòn khi những cơn mưa Hạ đã bắt đầu rả rích tôi tìm về bên những cánh rừng mướt xanh, những dãy núi trập trùng bên dòng sông thơ mộng. Kon Tum những ngày hạ tôi đến mới xinh đẹp và mê hoặc làm sao. Ai đó đã trót yêu vẻ đẹp phóng khoáng, tự do của Tây Nguyên đại ngàn xin đừng chỉ ngao du và nhìn ngắm bởi bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu hết được cái hồn của rừng núi nếu bạn chưa một lần sống với cao nguyên.
Là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Theo ngôn ngữ Ba Na thì Kon là làng, Tum là hồ và Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ, bởi xưa kia khu vực này đã từng có một hồ lớn. Vùng này là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn như sông Cái chảy sang Quảng Nam, sông Sê San chảy sang Cămpuchia và sông Ba chảy sang Phú Yên. Kon Tum có nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạng quốc gia, các công trình lịch sử, kiến trúc cổ, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên…
Nằm bên dòng Đăk Blah thơ mộng, làng cổ Kon Kơ Tu của đồng bào dân tộc Ba Na thuộc xã Đăkrơwa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, từ lâu đã thu hút du khách bởi không gian yên bình, mang đậm văn hóa bản địa Tây Nguyên.
Tây Nguyên luôn mang trong mình sự hấp dẫn, mê hoặc đến kỳ lạ. Nhiều người khi nhắc đến núi rừng đã vội nghĩ ngay đến Đà Lạt - Một địa điểm du lịch đã quá nổi tiếng và quen thuộc, nhưng có ai biết rằng dọc trên khắp chiều dài miền cao nguyên ấy có những điểm đến hoang sơ mà thú vị vô cùng, Kon Tum là một trong những nơi như thế. Tại mảnh đất này, nét đẹp của vùng đại ngàn lộng gió luôn hiện diện trong từng ngõ ngách của thiên nhiên và cuộc sống: trên những triền núi thẳm, những dòng sông, con thác đêm ngày rì rào bản hùng ca hay những nếp nhà sàn đơn sơ mà bình yên, chân chất. Ai đó đã một lần đến với KonTum xin đừng chỉ biết ngắm nhìn và khen: “Đẹp!” bởi bạn sẽ chẳng bao giờ có thể cảm nhận hết được hết nét đẹp của miền đất oai hùng này nếu như chưa một lần trải nghiệm cuộc sống nơi đây.
Măng Đen là một thị trấn thuộc huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, có rừng nguyên sinh và nhiều hồ, thác nước. Khí hậu nơi đây mát mẻ trong lành, thích hợp cho du khách tránh nắng mùa hè.
Du khách có thể thưởng thức cơm lam gà nướng hay sống cùng các gia đình dân tộc thiểu số khi đến với Măng Đen – Đà Lạt thứ hai của Tây Nguyên.
Từ bao đời nay, với những người dân ở huyện Đăk Glêi của tỉnh Kon Tum trong đời sống của họ luôn tồn tại những câu chuyện kì bí gắn với đỉnh núi Ngọc Linh. Ngọn núi đồ sộ cao thứ 2 tại Việt Nam này luôn kích thích khả năng phiêu lưu của nhiều du khách. Ai cũng muốn một lần đi núi Ngọc Linh để được chinh phục đỉnh núi huyền thoại này.
Một lần đến thành phố Kon Tum, tôi đã có nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị để khi trở về Sài Gòn, lòng vẫn còn nhớ bóng hình của vùng đất Tây Nguyên dân dã và cũng không kém phần thơ mộng này
Tôi đến Kontum chưa nhiều, 2 lần. Đến chủ yếu vì những lý do cá nhân nhưng cũng đủ chậm rãi để ngắm nhìn thành phố.
Nếu có dịp đặt chân lên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ đầy nắng và gió, nơi bát ngát hương thơm của lan rừng, bạn đừng quên ghé thăm thành phố Pleiku.
Là một tỉnh còn nghèo nằm ở cực Bắc của Tây Nguyên, ngành Du lịch Kon Tum còn khá non trẻ, hầu hết các sản phẩm du lịch tự nhiên còn rất hoang sơ, chưa chịu tác động nhiều bởi môi trường và bàn tay con người bên cạnh đó người dân nơi đây rất mến khách, có thể nói đó là những điểm mạnh của du lịch Kon Tum.
Nằm trên đường Nguyễn Huệ, nhà thờ Chánh tòa Kon Tum với tên gọi là nhà thờ gỗ Kon Tum có vẻ đẹp kiến trúc độc đáo đã tồn tại gần trăm năm.
Người Mơ Nâm ở Kon Plông (tỉnh Kon Tum) hiện sống dọc các thung lũng giữa lưng chừng núi chủ yếu trên các xã: Đắk Long, Hiếu.
Về với Kon Tum, có rất nhiều món ăn của bà con đồng bào dân tộc thiểu số mang hương vị núi rừng như: Món măng đắng luộc, đọt may kho thịt hay cá, rau dớn xào, hoa chuối rừng làm nộm và đặc biệt là món kiến vàng nấu ống lồ ô.
Hằng năm cứ đến khoảng giữa tháng 9, đầu tháng 10, dân săn ảnh du lịch thường ngược lên Tây Bắc xa xôi thưởng ngoạn, chụp ảnh những thửa ruộng bậc thang óng ánh một màu vàng khắp những sườn đồi. Ít ai biết ngay ở Kon Tum Bắc Tây Nguyên cũng có một mùa vàng như thế...
Kon Tum - thành phố nhỏ xinh nơi Tây Nguyên nắng gió có một công trình kiến trúc đã 100 tuổi - Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum. Được dựng bằng chất liệu chủ yếu là gỗ cây cà chít – thứ gỗ có rất nhiều ở Tây Nguyên xưa kia nên Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum hay được gọi bằng cái tên thân mật - Nhà thờ gỗ Kon Tum.
Ở vùng đất Kon Tum, bà con còn lưu giữ nhiều ghè cổ với tuổi thọ hàng trăm năm, được xem là vật báu của gia đình, trị giá tới mấy chục con trâu. Và gia đình A Huynh ở làng Chốt, thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) còn lưu giữ tới 4 ghè cổ gắn với những câu chuyện kỳ lạ.
Những cơn gió mát thì thầm lướt nhẹ nhàng trên các cây thông chào đón những người từ xa đến Khu du lịch Măng Đen Kon Tum khiến du khách cảm thấy như đang ở trong thành phố nghỉ mát nổi tiếng của tỉnh Lâm Đồng.