Trước khi người Pháp đến Việt Nam trong cuộc xâm lăng và đô hộ các thuộc địa, ngành sản xuất rượu thủ công Việt Nam đã có lịch sử rất lâu đời vì người Việt nói chung rất phổ biến tập quán uống rượu, đặc biệt trong các ngày lễ, tết vốn vô tửu bất thành lễ. Năm 1858, khi những người Pháp đầu tiên đặt chân đến Việt Nam, vẫn chưa có sản xuất rượu ở quy mô công nghiệp. Chính phủ bảo hộ khuyến khích người Việt nấu rượu, uống rượu để thu thuế, cấp đăng ký sản xuất rượu, nhưng vẫn không có các biện pháp thu thuế triệt để. Hiện tượng trốn thuế, khai man thuế tràn lan không kiểm soát được. Kể từ khi sản xuất rượu công nghiệp ra đời, chính quyền bảo hộ ra sắc lệnh cấm dân tự nấu rượu, ngừng cấp giấy phép đăng ký kinh doanh nấu rượu cho các hộ gia đình đã từng sản xuất kinh doanh bằng nghề nấu rượu, chỉ duy trì một số làng nghề tập trung để dễ thu thuế.. Việc cấm dân nấu rượu ngày càng được kiểm soát chặt chẽ đi đôi với đẩy mạnh sản xuất rượu công nghiệp, một số tổ chức thanh tra riêng do người Pháp trực tiếp chỉ huy đã được thành lập chuyên đi bắt phạt những hộ gia đình nấu rượu không phép, những đối tượng mà dân Việt thường gọi là "Tây đoan", hay "Tàu cáo" (một dạng thanh tra thuế).
Để làm ra một chai rượu vang, người sản xuất phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau, công đoạn nào cũng quan trọng trong việc quyết định chất lượng cuối cùng của rượu vang. Một trong những công đoạn giúp tạo hương vị cho rượu vang là quá trình lên men. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu sâu hơn về bước lên men làm rượu.
Nếu như việc chọn lựa các giống nho, nếm thử, quyết định thời gian cất ủ và thời điểm chiết ra chai là nghề đặc thù của các winemaker thì việc giới thiệu, tư vấn vang nào phù hợp với món ngon nào ở các nhà hàng là nghề của sommelier.
Người ta cho rằng có một vài lí do lâu đời để lí giải cho nhiệt độ bảo quản này. Ở Pháp, rượu thường được bảo quản trong những hầm rượu dưới lòng đất, nơi có nhiệt độ khoảng 13˚C
Ngoài chất lượng vùng nho, trái nho, kỹ thuật lên men, làm rượu thì thời gian ngâm ủ là yếu tố tối quan trọng để làm nên một chai vang ngon. Hiểu về yêu cầu ngâm ủ của từng loại rượu vang sẽ giúp bạn phát huy tối đa hương vị và phẩm chất của thứ rượu vang đó.
Nhiều người cứ nghĩ quy trình sản xuất rượu vang chỉ đơn giản là trồng nho, hái quả, ép lấy nước, lên men và đóng chai rượu thành phẩm. Thực chất không đơn giản chỉ như vậy, sản xuất rượu vang nho khá phực tạp và đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm cũng như yếu tố kỹ thuật.
Rượu vang ngon không chỉ được cảm nhận bằng vị giác như cách thông thường mà còn được xác định trên các tiêu chí khác bao gồm thị giác, khứu giác và đôi khi là cả xúc giác. Bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu cụ thể thế nào là một chai vang chất lượng nhé.
Giống nho cũng ảnh hưởng rất nhiều đến loại rượu thu được. Các giai đoạn chủ yếu trong quá trình sản xuất rượu là: tách cuống nho khỏi chùm nho, ép nước nho, ủ nho và lên men. Trong đó, giai đoạn lên men rượu là giai đoạn chủ yếu của quá trình làm rượu, là một quá trình tự nhiên trong đó đường ở nho chuyển hóa thành cồn do tác dụng của vi khuẩn và chất lên men sẵn có trong nho. Tùy theo ý muốn của nhà sản xuất muốn thu được loại vang đỏ, vang trắng hay vang hồng… mà công đoạn sản xuất sẽ khác đi.
Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cùng được làm ra từ nước ép nho nhưng rượu vang lại có vô số hương vị khác nhau? Một trong những bí quyết để tạo ra hương vị khác nhau ấy đến từ việc sử dụng thùng gỗ sồi để ủ rượu vang.
Rượu vang (từ tiếng Pháp vin) là một loại thức uống có cồn được lên men từ nước nho. Rượu vang đỏ thường được lên men từ nước ép và vỏ quả nho, còn rượu vang trắng được lên men chỉ từ nước nho.
Người La Mã có câu “In Vino Veritas” – trong ly rượu vang có lời nói thật. Nhưng chính cộng đồng có phần kín cổng cao tường của những nhà sưu tầm rượu vang quý lại là “hiện trường” cho một trong những nghi án lừa đảo thú vị và ngoạn mục nhất thế giới.
Ông Obama mê bia tới mức Nhà Trắng tự ủ một loại bia riêng với mật ong khi ông tại vị. Teddy Roosevelt cũng dùng lá bạc hà trồng trong vườn để tự pha chế mint julep.
Với những loại trái cây như nho, dâu, sơ ri, dứa… bạn có thể làm ra những loại thức uống thơm ngon bằng cách ủ lên men. Đây chính là các loại rượu trái cây vốn đã trở thành một phần không thể thiếu trong những bữa tiệc ngoài trời hoặc các buổi tiệc thân mật trong gia đình vào mỗi dịp cuối tuần.
Men rượu là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để làm ra rượu ngon. Cha ông ta đã có hàng ngàn năm kinh nghiệm tích lũy về kinh nghiệm làm men rượu và nấu ra rượu ngon. Mỗi vùng miền, mỗi nơi có bí quyết riêng, độc đáo. Những kiến thức đó lại được giữ kín không truyền ra người ngoài (kiểu kiểu như chỉ truyền cho con trai không truyền cho con gái vì sợ gái về nhà chồng là mất bí quyết).
Trước đây do điều kiện kinh tế còn khó khăn, khoa học kỹ thuật chưa phát triển các hộ nấu rượu chủ yếu lên men bằng phương pháp thủ công, rồi đem chưng cất, nồi nấu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khi rượu nấu lên còn nhiều độc tố. Hơn nữa cũng không có doanh nghiệp nào nghiên cứu chế tạo được thiết bị lọc độc tố trong rượu nấu trong khi đó có rất nhiều các hộ gia đình trên khắp cả nước tự nấu rượu đem bán hay sử dụng rượu nấu không rõ nguồn gốc dẫn đến nguy cơ ngộ độc rượu ngày càng nhiều hiện nay mà báo chí liên tục đăng tải.