Lan rừng “xuống” phố núi Kon Tum

Thứ bảy - 05/03/2016 06:16
Mỗi buổi sáng đi trên một số tuyến đường ở “phố núi” Kon Tum, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhiều người gùi lan rừng đi bán dạo, hoặc bày bán trên những vỉa hè. Mang một vẻ đẹp thanh tao, mùi hương quyến rũ, lan rừng đã cuốn hút bao người qua phố mỗi khi bắt gặp…
Bây giờ lan rừng ở “phố núi” Kon Tum bán nhiều nhất vào buổi sáng, chủ yếu ở những tuyến đường: Trần Phú, Bà Triệu, Lê Hồng Phong
Bây giờ lan rừng ở “phố núi” Kon Tum bán nhiều nhất vào buổi sáng, chủ yếu ở những tuyến đường: Trần Phú, Bà Triệu, Lê Hồng Phong

lan rừng 2

Mỗi loại hoa mang một vẻ đẹp
Không phải là người thích chơi hoa nhưng sáng nay khi đi ngang qua góc đường Bà Triệu (TP.Kon Tum), tôi cũng phải dừng xe lại để ngắm nhìn những giò lan rừng khoe sắc tím, vàng, hồng, trắng… với những dáng vẻ quyến rũ và mùi hương thoang thoảng đưa đến trong tiết trời sớm mai lành lạnh.
Không như những loài hoa khác nở theo mùa, lan rừng gần như khoe sắc quanh năm. Cũng khó để thống kê chính xác có bao nhiêu loại lan rừng, chỉ biết rằng mỗi loại lan rừng mang một vẻ đẹp khác nhau. Có người yêu Trúc Vàng, Long Tu, Dáng Hương, Hoàng Lan với những vòi hoa dài uốn lượn như suối tóc người thiếu nữ mang mùi hương quyến rũ. Cũng có người thích Nghinh Xuân, Giã Hạc, Đen rô Trường Sa, Hoàng Sa… với sắc hoa trắng muốt, đỏ rực, vàng óng, tím sẫm thể hiện sự mạnh mẽ của loài hoa hoang dại trước những khắc nghiệt của khí hậu ở vùng cao Tây Nguyên.
Bên cạnh những loại hoa quen thuộc trên, cũng có những loại lan rừng quý hiếm lâu lâu mới xuất hiện như: Chuỗi Ngọc, Kim Tuyến… làm đắm say bao người qua đường. Anh A Vũ ở xã Chư Hreng (TP. Kon Tum) - một người chuyên đi rừng lấy lan chia sẻ: “Cách đây 2-3 năm, lan rừng không khó để tìm, đi một ngày có khi mang về cả vài bao tải. Bây giờ phải lên tận Ngọc Hồi, Đăk Glei, khi thì xuống Ya Ly, Phú Bổn (Gia Lai) nhưng cũng chỉ được 1 bao tải/ngày và muốn có lan đẹp thì phải vào tận rừng sâu”.
Lan rừng vốn dĩ đã đẹp nhưng càng đẹp hơn khi con người tạo cho chúng những dáng vẻ khác nhau nhưng vẫn giữ được vẻ tự nhiên của nó. Có người tạo dáng cho cây hoa bằng những khúc cây rừng xù xì, càng làm nổi bật vẻ đẹp thanh tao của lan rừng; có người tạo dáng bằng những miếng gỗ đã được đục đẽo với những hình thù uốn lượn; kỹ thuật hơn, có người ghép vài gốc lan khác nhau trên một thân cây gỗ... Tuy nhiên, để ghép được những gốc lan rừng như thế không dễ, vì vậy sau khi hái lan rừng về nhiều người đã tự hoàn thiện các khâu ra thành phẩm rồi mới đem đi bán.
Chị Y Chút, Y Min ở làng Plei Groi, xã Chư Hreng (TP.Kon Tum) chia sẻ kinh nghiệm: “Mùa này mua lan rừng về trồng hay ghép lan là thích hợp nhất vì đây là mùa mưa, độ ẩm cao nên lan dễ bám rễ. Lan rừng nhìn chung dễ trồng, vì vậy, người mua mua hoa về chịu khó chăm sóc là cây sẽ cho hoa thường xuyên”.
Lan rừng bày bán ở góc đường Bà Triệu
Lan rừng được bày bán ở góc đường Bà Triệu, thành phố Kon Tum. 
Hút khách
Bây giờ lan rừng ở “phố núi” Kon Tum bán nhiều nhất vào buổi sáng, chủ yếu ở những tuyến đường: Trần Phú, Bà Triệu, Lê Hồng Phong. Buổi chiều, có khi người đi đường còn bắt gặp lan rừng được “cõng” lang thang trên phố trong những chiếc gùi cùng với những loại rau rừng của những em nhỏ từ các làng vùng ven thành phố Kon Tum hướng về những con đường trung tâm thành phố.   
Được mệnh danh là “ông trùm” hoa lan, sáng nào anh Phương - người chuyên đi sưu tập lan rừng sống ở P.Tây Sơn (Gia Lai) lên công tác ở Kon Tum - cũng đảo quanh những con đường chuyên bán lan rừng quen thuộc ở Kon Tum. Có ngày anh mua được giò lan bổ sung vào bộ sưu tập của mình, có ngày tìm đến chỉ để ngắm. Anh Phương cho biết: “Trong nhà tôi bây giờ có đến cả trăm giò lan rừng nhưng hễ ra ngoài thấy giò lan nào ứng ý là tôi lại mua về. Tôi rất yêu lan rừng, bởi nó mang vẻ đẹp tự nhiên, hoa nở dài ngày, hương thơm dịu nhẹ, rất rốt để thư giãn mỗi khi mệt mỏi”.

lan rừng

Còn với anh Sơn ở phường Trường Chinh (TP.Kon Tum) - một vị khách cũng đã chia sẻ: “Dù bận mấy, sáng nào tôi cũng phải ghé qua những hàng lan rừng để mua một giò lan mới được”. Tay cầm một giò lan Đen Rô Trường Sa đã được chủ hàng hoa ghép sẵn vào một thân cây khô đã bén rễ giá chỉ 30.000 đồng/giò, anh Sơn có vẻ rất ưng ý với giò lan màu trắng muốt, từng cánh hoa nhỏ li ti này. Anh Sơn cho biết thêm: “Dù trong nhà đã có rất nhiều lan rừng nhưng không hiểu sao mỗi khi ngắm nhìn những cánh hoa lan khoe sắc trên phố là tôi lại không kiềm lòng được”.
Có lẽ vì ngày càng có nhiều vị khách “nghiện” vẻ đẹp của lan rừng mà ngày càng có nhiều người dân ở các làng vùng ven thành phố Kon Tum làm nghề này và xem như một nghề chính để kiếm sống, đặc biệt là ở Chư Hreng và các phường Thống Nhất, Thắng Lợi. Có giò lan có giá lên đến 500.000-600.000 đồng, thậm chí cả triệu đồng nhưng thông thường lan bán dọc các con phố chỉ ở mức từ 30.000-100.000 đồng/giò nên người mua bao giờ cũng đông.
Nếu ai đó ví cúc quỳ là loài hoa mang vẻ đẹp hoang dã, mộc mạc nhưng thể hiện sức sống mãnh liệt, thì với lan rừng lại là “đặc sản” khác, mang một vẻ đẹp bền bĩ, thanh tao của núi rừng Tây Nguyên. Và dù ở đâu, lan rừng cũng toát ra được vẻ đẹp riêng có của nó./.

Tác giả bài viết: Bài, ảnh: Tú Quyên

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum,

    Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum, "Đà...

    Đến với Kon Tum, đến với Măng Đen, bạn được đến một cao nguyên đầy nắng và gió, nhưng Măng Đen cho bạn một cái gì đó nó rất khác, đối với riêng tôi, mỗi khi đến Măng Đen là một cảm giác gì đó tươi...

  • Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp...

  • Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Cầu treo Kon Klor đã trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây