Nằm trên đường Mạc Đĩnh Chi, với kiến trúc hầu như còn giữ nguyên từ thuở mới khai tự, chùa Bác Ái đơn sơ, mộc mạc, thanh bình giữa Phố núi Kon Tum. Sắc tự, chiếc phản gỗ, bức tượng Quan Âm,… vẫn còn nguyên như những vật báu đầy tự hào của ngôi chùa cổ nhất Tây Nguyên này.
Sau một ngày rong ruổi trên đường Trường Sơn Đông, tôi về nghỉ lại ở Khu Du lịch Sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Tháng Ba này, Tây Nguyên đang khoác lên mình một màu trắng tinh khiết của hoa cà phê, những thảm hoa trắng bồng bềnh đẹp mê đắm.
“Khi đi du lịch trở về có lẽ con người ta đã lớn thêm nhưng chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại”- đó là câu nói nổi tiếng của nhà văn Pháp Paul Morand sau những chuyến đi dài hơi với trải nghiệm thú vị trên những miền đất mới. Và tôi, một vị du khách miền Bắc, tầm hiểu biết của tôi đã lớn lên, mở rộng rất nhiều lần khi đặt chân lên mảnh đất Kon Tum: sửng sốt đến ngỡ ngàng! Sửng sốt với núi rừng hùng vĩ, một vẻ đẹp vừa hoang sơ vừa quyến rũ đến vô cùng. Ngỡ ngàng với những công trình kiến trúc độc đáo, là bản giao hưởng ngọt ngào giữa phong cách xa hoa, lộng lẫy của kiến trúc phương Tây với phong cách mạnh mẽ, mộc mạc của kiến trúc dân tộc bản địa Kon Tum. Có thể kể đến 3 đại diện tiêu biểu là: Nhà thờ Gỗ, Tòa Giám mục và Nhà rông KonKlor.
Từ ngàn xưa, đồng bào S'triêng ở tỉnh Kon Tum có một luật tục độc đáo: mỗi cô gái đến tuổi cập kê đều phải vào rừng kiếm củi làm lễ vật cho gia đình nhà chồng, gọi là củi hứa hôn. Nay núi rừng dần cạn kiệt, đồng bào vẫn duy trì được phong tục độc đáo này, bằng cách cải tiến hợp lý và nhân văn.
Các chuyên gia linh trưởng trên thế giới đã công bố danh sách 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất toàn cầu. Trong đó có 3 loài tại VN gồm: voọc Cát Bà , voọc mông trắng và voọc mũi hếch.
Vào rừng hái lan rồi xuống phố bán, nhiều cô bạn ở Kon Tum kiếm được mức thu nhập có lúc lên đến 300k-400k/ngày.
Mỗi buổi sáng đi trên một số tuyến đường ở “phố núi” Kon Tum, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhiều người gùi lan rừng đi bán dạo, hoặc bày bán trên những vỉa hè. Mang một vẻ đẹp thanh tao, mùi hương quyến rũ, lan rừng đã cuốn hút bao người qua phố mỗi khi bắt gặp…
Nhà thờ là một công trình khép kín và là kiệt tác bởi được thiết kế theo kiến trúc Romantic, phối hợp hài hoà kiểu nhà sàn của đồng bào Tây Nguyên nên đậm sắc thái văn hóa, tín ngưỡng người dân nơi đây. Từ những họa tiết đến những điểm nhấn trên chất liệu, nhà thờ gỗ là một công trình độc đáo không thể bỏ qua với những ai một lần đến với Kon Tum
Người Triêng ở làng Đăk Răng, xã Đăk Nông, H.Ngọc Hồi (Kon Tum) đang giữ bộ chiêng vô cùng quý giá của dân tộc này.
Trong đời sống sinh hoạt, văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum, cùng với một số vật dụng đặc trưng khác thì trái bầu khô cũng là một vật dụng gần gũi, thân thiết và quan trọng từ bao đời nay.
Ong bắp cày (hay còn gọi là ong chần) được mệnh danh là “loài ong tử thần” có khả năng giết chết một người trưởng thành chỉ sau hai ba vết đốt. Thế nhưng, ở huyện Đak Hà (tỉnh Kon Tum), một người đàn ông lại sống bằng nghề săn loài ong tử thần này.
Sáng 17-2, tại TP Kon Tum, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Kon Tum tổ chức chương trình “Trải nghiệm, khám phá di sản văn hóa các dân tộc tại chỗ tỉnh Kon Tum”. Chương trình diễn ra từ ngày 17 đến ngày 20-2.
Xã Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) là nơi duy nhất trên nước ta có hơn 100 hộ dân đồng bào dân tộc người B’râu sinh sống. Ít ai biết được rằng, trước đây, họ đã có những tập tục mang bản sắc rất riêng không giống bất cứ một dân tộc nào.
Trong khi của hồi môn của thiếu nữ của đa số các tộc người lúc lấy chồng là vàng bạc, châu báu, trâu bò, lợn gà… thì với thiếu nữ Giẻ Triêng ở xã Đắk Choong, huyện Đắk Glei, Kon Tum, là… củi!/ Lễ hội Yang Bri ...
Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghề, ông A Ren từng tham gia và đã nhận được nhiều giải thưởng lớn qua các cuộc thi tạc tượng gỗ dân gian. Với đôi bàn tay khéo léo cộng với trí tượng tượng phong phú ông đã cho ra đời hàng trăm tác phẩm tượng nhà mồ độc đáo, tạo nên nét riêng biệt đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên.
Hội xuân năm nay ở Bảo tàng Dân tộc học mang đậm văn hoá Tây Nguyên, do bảo tàng phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum.
Chúng tôi trở lại Đăk Glei trong tâm trạng vừa thắc thỏm, vừa hồi hộp. Mà không hồi hộp sao được khi cái tên vùng đất nổi tiếng như thế mà đến mấy chục năm rồi mới trở lại. Thực ra từ hồi đường Hồ Chí Minh thông thương thì cái sự đi qua Đăk Glei là thường xuyên. Nhưng đi qua với dừng lại nó khác nhau như nước với lửa, như rượu với... nước lọc. Đăk Glei nổi tiếng bởi nó có "Rừng xà nu" ở làng Xô Man, và là nơi nhà văn Nguyên Ngọc đã tạc nên một nhân vật văn học vừa kỳ vĩ vừa có vẻ hoang đường bí ẩn là cụ Mết. Mà, điều kỳ vĩ ấy càng hấp dẫn là bởi cụ Mết là một nhân vật có thật.
Những người già Gia Rai kể rằng, khi xưa tổ tiên của họ tìm đến sinh sống bên những thác nước, họ đã biết lấy cây rừng, sau này là cây bông để làm sợi dệt vải. Việc lựa chọn nguyên liệu và cách nhuộm sợi, ở mỗi nhóm người, mỗi gia đình Gia Rai có thể khác nhau, song cũng có những điểm tương đồng. Màu được ưa thích của họ thường là màu đen, màu xanh thẫm, điểm xuyết thêm màu vàng và màu đỏ.
Những ngày đông qua xuân về, Kon Tum - vùng đất phía Bắc của Tây Nguyên, đẹp như một bức tranh vẽ. Dường như, khoảnh khắc giao mùa này được người dân địa phương và du khách mong đợi nhất trong năm. Thiên nhiên như được khoác lên chiếc áo mới cho mùa lễ hội, mùa sinh sôi nãy nở hòa cùng tiết trời ôn hòa làm say đắm lòng người.