Chuyện trai gái nước này, nước kia kết tóc se tơ, ăn đời ở kiếp không còn xa lạ nữa. Biết vậy mà trên chót vót Trường Sơn, tôi cứ tới lui ngơ ngẩn bên mái nhà rông Kon Tum K’Nâm, ngôi làng đặc sệt Ba Na của TP.Kon Tum.
Đầu làng Kon Tum K’năm, vào những buổi trưa. Là hình ảnh đời thường, với thiếu nữ, thanh niên, trẻ em, người già kéo xuống sinh hoạt cùng một nguồn nước. Cứ đến Kon Tum là tôi ra đó ngồi nhìn sinh khí này.
Ở vùng đất được coi là “ngã ba biên giới” Việt Nam – Lào – Campuchia, nơi “một tiếng gà gáy cả ba nước cùng nghe” có một điều kỳ lạ mà không phải ai cũng biết.
Tôi nghĩ lang man trên đường Nguyễn Huệ, để tìm lại một chút kỷ niệm xưa. Từ ngày quen em, tôi thường cùng em đi bộ và ngắm nhìn các cây trên đường phố. Vẫn là hàng cây Phượng vĩ, Bằng lăng tím, Muồng vàng, những chùm dây Tơ hồng, tạo nên một mảng nhiều màu sắc sáng rực, tô điểm trên nền trời xanh ngát.
Ở Kon Tum, khi nói đến chị người ta không chỉ biết đến một bác sĩ ân cần, niềm nở, tận tâm với người bệnh, tận tụy với nghề...
Hàng năm, vào khoảng tháng 10 (Dương lịch), khi lúa đã chín rộ, người Xê Đăng bắt đầu việc thu hoạch và mở hội ăn mừng lúa mới . Trong lễ hội, họ khấn ông Trời (Giàng), xin Thần lúa (Noa Sai) cho họ rước hồn lúa về với dân làng, với ước nguyện cầu mong cho dân làng không thiếu cái lúa để ăn, cuộc sống luôn luôn no đủ, sung túc.
Ngay giây phút đầu tiên đặt chân đến với mảnh đất Kon Tum đầy nắng gió, chàng trai người Bỉ Jonh Nathan như bị “say nắng” trước vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của của hướng dẫn viên nghiệp dư người dân tộc Ba Na.
Phải lần thứ hai trở lại Kon Tum trong vòng chưa đến hai tháng chúng tôi mới thật sự hiểu được đôi chút về thành phố cuối cùng của Tây nguyên (theo quốc lộ 14). Kon Tum có thể là nơi “quá cảnh” cho bạn nghỉ lại, khám phá và đi tiếp!
Có nhiều lý do để những nhà nghiên cứu văn học truy tìm nguồn gốc, nhưng theo nhà văn Nguyên Ngọc, bạn của nhà thơ Ngọc Anh từ những năm tháng làm báo, làm phóng viên mặt trận ở chiến trường Tây Nguyên suốt thời kháng chiến chống Pháp, thì: “Chính tôi, mãi về sau mới biết, chẳng phải “dịch” gì cả. Đó là thơ sáng tác của Ngọc Anh. Hàng chục, hàng trăm bài. Bóng cây Kơ-nia là hay nhất” - Nguyên Ngọc, Tản mạn Nhớ và quên. NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh. Tr38 - (trích bài viết "Tâm tình với Bóng cây Kơ nia" đăng trên Thanh niên online ngày 24/7/2011 của Nguyễn Nhã Tiên).
Lạ lùng sao là cái gió Kon Tum Cứ thổi miết suốt bốn mùa chẳng nghỉ Tôi đi giữa những ngày lang thang ấy Chợt thấy mình sao giống gió Kon Tum
Hai đứa mình về Tây Nguyên em nhé
Cơn mưa rừng trắng xóa cả trời xanh
Gió ngút ngàn đằm thắm trong anh
Người em gái yêu hương lan vời vợi
Con còn nhớ khi gia đình mình chuyển từ miền Bắc vào vùng đất Tây Nguyên, cả nhà không còn một đồng xu dính túi. Không có vốn làm ăn, bố mẹ phải làm thuê, cuốc mướn cho người ta nhưng mẹ vẫn nhất quyết: “Phải để hai chị em theo học tiếp, không được bỏ học, khổ đến mấy bố mẹ cũng chịu được. Có học các con mới không phải khổ như bố mẹ, mới thoát được cái nghèo…”.