10 Loại Sâm nổi tiếng trên thế giới, trong đó Việt Nam có gần hết

Chủ nhật - 26/08/2018 08:37
Sâm là tên đại diện cho những loại thân thảo mà củ và rễ được dùng làm thuốc bổ của người Phương Đông, thuộc nhiều chi khác nhau và đôi khi công dụng cũng khá khác nhau. Chúng ta thường gọi là Nhân Sâm bởi vì đa phần củ Sâm mọc tự nhiên sẽ có hao hao với hình người. Nên sẽ có rất nhiều loại sâm được sử dụng ở nhiều nước và địa phương khác nhau và để phân biệt các loại Sâm qua cái tên người ta sẽ thêm tên địa phương vào ví dụ Sâm Bố Chính (Vì vùng bố trạch sản xuất loại Sâm này), Đảng Sâm vì xuất hiện ở huyện Thượng Đảng hoặc thêm màu sắc vào tên như Huyền Sâm (Sâm có màu đen) và Đan Sâm (Sâm có màu đỏ). Ngoài ra cũng có rất nhiều loài động vật mà con người sử dụng với mục đích bồi bổ và gán tên Sâm cho nó, ví dụ như Hải Sâm còn gọi là con dưa chuột biển. Ngoài ra còn có Sâm Động Vật tức là thịt chim cút, được xem là món ăn bổ dưỡng nên nhiều nơi gọi là Sâm.
Tứ đại danh dược trong Đông Y bao gồm Sâm Nhung Quế Phụ. Sâm được xem là vị thuốc đứng đầu trong thuốc bổ trong 4 loại trên
Tứ đại danh dược trong Đông Y bao gồm Sâm Nhung Quế Phụ. Sâm được xem là vị thuốc đứng đầu trong thuốc bổ trong 4 loại trên
Tứ đại danh dược trong Đông Y bao gồm Sâm Nhung Quế Phụ. Sâm được xem là vị thuốc đứng đầu trong thuốc bổ trong 4 loại trên. Nhưng Sâm thì ở đây là gì? Và bao gồm những loại nào? Hôm nay tôi sẽ trình bày những loại Sâm phổ biến trên thế giới đang dùng. Chúng ta hãy tìm hiểu xem có bao nhiêu loại Sâm mà Việt Nam đang có.
Sâm là tên đại diện cho những loại thân thảo mà củ và rễ được dùng làm thuốc bổ của người Phương Đông, thuộc nhiều chi khác nhau và đôi khi công dụng cũng khá khác nhau. Chúng ta thường gọi là Nhân Sâm bởi vì đa phần củ Sâm mọc tự nhiên sẽ có hao hao với hình người. Nên sẽ có rất nhiều loại sâm được sử dụng ở nhiều nước và địa phương khác nhau và để phân biệt các loại Sâm qua cái tên người ta sẽ thêm tên địa phương vào ví dụ Sâm Bố Chính (Vì vùng bố trạch sản xuất loại Sâm này), Đảng Sâm vì xuất hiện ở huyện Thượng Đảng hoặc thêm màu sắc vào tên như Huyền Sâm (Sâm có màu đen) và Đan Sâm (Sâm có màu đỏ). Ngoài ra cũng có rất nhiều loài động vật mà con người sử dụng với mục đích bồi bổ và gán tên Sâm cho nó, ví dụ như Hải Sâm còn gọi là con dưa chuột biển. Ngoài ra còn có Sâm Động Vật tức là thịt chim cút, được xem là món ăn bổ dưỡng nên nhiều nơi gọi là Sâm.
  • Nhân Sâm
  • Một trong những loại Sâm được biết đến ở nhiều quốc gia phải nói tới cây Nhân Sâm thuộc chi Panax Ginseng, Họ Ngũ Gia Bì Araliacea. Cây Nhân Sâm được mô tả sớm nhất trong Thần Nông Bản Thảo Kinh có từ 3000 năm trước Công Nguyên của vua Thần Nông, khi ông tiến hành thử nhiều loài thảo dược và phân loại.
    Trước đây cây nhân sâm mọc hoang và được trồng phổ biến ở những nước như Trung Quốc, Triều Tiên, vùng Viễn Đông của Liên Xô cũ, còn được trồng ở Nhật Bản, Mỹ. Thực tế chúng ta vẫn nghĩ trồng cây nhân sâm cực gì khó, nhưng cây Nhân Sâm cực kỳ dễ trồng và hiện nay hạt giống Nhân Sâm đã rất phổ biến, chúng ta có thể google thì rất nơi cung cấp hạt giống này. Tôi có người thân trồng cây này trong chậu khi thu hoạch to ngang bắp tay. Chứng tỏ cây Sâm này trồng rất dễ vấn đề dược tính thu được có tốt hay không.
    các loại sâm có tại việt nam (2)
    Công dụng:
    Nhân sâm là một vị thuốc cổ truyền trong đông y. Nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng. Trong bản thảo cương mục của Lý Thời Trân có nói nhân Sâm có thể bổ lục phủ, ngũ tạng. Dùng để trị chứng hư nhược ở cơ thể Nam và Nữ. Nhân Sâm được xem có công dụng phổ biến nhất là bồi bổ sức khỏe, nhưng trong Thần Nông Bản Thảo Kinh có đề cập tới, nếu bồi bổ không đúng cách, có thể gây ra bệnh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Từ lâu người xưa đã phản đối việc lạm dụng nhân sâm, có cách nói cho rằng “Nhân sâm giết chết người vẫn không bị buộc tội, đại hoàng có cứu được bệnh cũng không được ghi công”. Trong bản thảo cương mục có nói tửu sắc quá độ sẽ dẫn đến âm hư, hỏa động, người ho lâu ngày, nôn ra máu, không thể dùng nhân sâm bồi bổ. Nếu lạm dụng nhân sâm thái quá dễ sinh ra hưng phấn quá độ, huyết áp tăng cao, tiêu chảy, phát ban, phù thũng, giảm cảm giác thèm ăn, chứng viêm lâu ngày không khỏi, thậm chí làm chứng hen suyễn tái phát, xuất huyết. Những trường hợp này được xem là chứng quá lạm dụng nhân sâm. Và điều này đã được thừa nhận bởi nhiều Y Gia, khi cho nhân sâm có độc.
    các loại sâm có tại việt nam (3)
    Ngoài ra trong Đông Y có bài Độc Sâm Thang tức dùng 1 vị nhân sâm, nhưng mục đích là cứu dương, dành cho trường hợp đã rất yếu. Nên dùng nhân sâm phải có chừng mực và đúng cách, trách trường hợp tác dụng phụ.
  • Sâm Ngọc Linh
  • Sâm Ngọc Linh còn gọi là Sâm K5, Sâm Ngọc Linh, thuốc giấu (người Xê Đăng sống tại Ngọc Linh)
    Tên khoa học là Panax Vietnamensis.
    Hiện nay cây Sâm Ngọc Linh được xem là dược liệu đắt đỏ bậc nhất tại Việt Nam. Hiện nay rất nhiều công trình nghiên cứu về cây Sâm Ngọc Linh tại Việt Nam cho thấy Sâm Ngọc Linh có hàm lượng saponin cao nhất thế giới.
    các loại sâm có tại việt nam (4)
    Người ta cho rằng nhiều nhất thế giới bởi vì người ta chiết một lượng lớn majonnozit R2 và ocotillol saponin gấp 43 lần so với những loại cùng chi Panax trên thế giới.
    Sự có mặt của damaran saponin kiểu ocotilol làm cho cây nhân sâm việt nam khác với nhân sâm triều tiên, vì đến nay người ta chưa tìm thấy ocotilol trong nhân sâm triều tiên.
    các loại sâm có tại việt nam (5)
    Sâm Ngọc Linh tốt là vậy nhưng đến nay giá thành vẫn còn rất cao, khó tiếp cận khách hàng. Nhưng tôi vẫn có rất nhiều câu hỏi về loài Sâm này, có cơ hội tôi sẽ hỏi những người nghiên cứu về Sâm Ngọc Linh. Nên tôi chỉ trình bày đến thế này thôi.
  • Đảng Sâm:
  • Đây là một loại Sâm quý trên thế giới, được dùng phổ biến rộng rãi và là cây Sâm chính do Nhật Trường Kon Tum cung cấp. Đảng Sâm có rất nhiều tên khác nhau, phòng đảng sâm, lộ đảng sâm, xuyên đảng sâm, đông đảng sâm, thượng đẳng nhân sâm. Nhân dân gọi lẫn lộn giữa Đảng và Đẳng. Tên Đảng Sâm vì xuất phát đầu tiên từ một địa phương, gọi là quận Thượng Đảng (Trung Quốc) nên lấy tên địa phương để đặt tên cho cây Sâm là như vậy.
    Tại Kon Tum, đã từ xa xưa người Xê Đăng sống tại Tu Mơ Rông Ngọc Linh Kon Tum đào củ lên ăn, ngâm rượu, nấu canh. Thấy khỏe và mát mà thân thì thân dây nên người tại đây gọi là Sâm Dây. Sau này các nhà khoa học đặt tên Hồng Đẳng Sâm để phân biệt Đảng Sâm từ các vùng miền khác.
    Năm 1996, Sâm Dây đưa vào sách đỏ Việt Nam vì khai thác tận diệt xuất sang Trung Quốc. Như tôi đã nói ban đầu, cây Sâm này là một loài sâm phố biến trên thế giới. Ẩm thực truyền thống sử dụng cây sâm này rất nhiều, bởi vì loài Sâm này có vị ngọt thanh không đắng như Nhân Sâm. Vừa bổi bổ mà lại ngon miệng nên được nhiều vị đầu bếp sử dụng để chế biến.
    các loại sâm có tại việt nam (8)
    Công dụng:
    Đảng Sâm trong Đông Y được xếp vào nhóm bổ khí, tính bình, vị ngọt. Có tác dụng vào 2 kinh phế và tỳ tác dụng bổ trung ích khí, sinh tân, chỉ khát. Trích những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi, có công dụng gần như nhân sâm nhưng hơi thiên về bổ trung.
    các loại sâm có tại việt nam (7)
    Ngoài ra Sâm Dây trên thế giới còn có tên là Poor Ginseng, tên là Poor ở đây tức là có công dụng như nhân sâm nhưng giá thành thì rẻ hơn, chứ không phải nó có công dụng kém hơn nhân sâm. Thực tế những trường hợp dùng nhân sâm không được thì đảng sâm thay thế rất tốt.
    Từ năm 2013 Nhật trường Kon Tum chuyên cung cấp Sâm Dây hay Hồng Đẳng Sâm chính gốc từ Tu Mơ Rông Ngọc Linh Kon Tum. Chất lượng và uy tín. Sản phẩm chúng tôi sử dụng công nghệ sấy lạnh, công nghệ hiện đại nhất trong sấy để sản xuất cây Sâm Dây tại Nhật Trường Kon Tum.
  • Sâm bố chính:
  • Sâm bố chính còn gọi là sâm thổ hào, sâm báo
    các loại sâm có tại việt nam (10)

    Tên bố chính do Danh Y Hải Thượng Lãn Ông của Việt Nam sử dụng lần đầu tiên tại huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình.
    các loại sâm có tại việt nam (9)
    Công dụng:
    Sâm bố chính kết hợp với nhiều vị khác để chữa chứng ho, sốt nóng, một số y gia cho rằng sâm bố chính là một vị thuốc bổ.
  • Thổ Cao Ly Sâm:
  • Còn có nhiều tên như Sâm, Đông Dương Sâm, Cao Ly Sâm, Sâm Thảo, Giả Nhân Sâm, Thổ Nhân Sâm
    các loại sâm có tại việt nam (11)
    Mọc hoang và trồng làm cảnh ở nước mình. Một số tỉnh Trung Quốc người ta gọi tên là cao ly sâm, thổ cao ly sâm và dùng làm thuốc bổ thay Sâm.
    Cây này rất dễ mọc, để 1 năm là có thể sử dụng được, để càng lâu củ càng to.
    các loại sâm có tại việt nam (12)
    Công dụng:
    Sử dụng trong phạm vi nhân dân, chưa được nghiên cứu nhiều về tác dụng dược lý, dùng làm thuốc bổ cả Việt Nam và Trung Quốc.
  • Sa Sâm:
  • Sa sâm loại sâm này thường mọc ở vùng đất pha cát, Sa là cát, sâm là vị thuốc có tác dụng như sâm mà mọc ở cát. Người dân thường hái lá sống ăn như rau xà lách.
    các loại sâm có tại việt nam (13)
    Hiện nay danh từ Sa Sâm đang dùng lẫn lộn, vì Sa Sâm của Việt Nam và Trung Quốc khác nhau. Dùng hiện nay đang ở trong phạm vi nhân dân.
    Công dụng:
    Thường dùng chữa bệnh ho, trừ đờm, chữa sốt. Theo tài liệu thì Sa sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn, vào kinh phế.
    các loại sâm có tại việt nam (14)
    Theo những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi có kết luận. Sa sâm hiện nay nguồn gốc rất phức tạp. Sa sâm ta đang dùng và khai thác thực ra chỉ là sáng kiến của ta, là một cây thuộc họ Cúc, trong khi Sa Sâm nhập từ Trung Quốc khác thuộc loại Hoa Tán.
  • Đan Sâm
  • Còn gọi là huyết sâm, xích sâm, huyết căn. Tên Đan vì có màu đỏ, sâm vì rễ cây này giống sâm mà có màu đỏ nên gọi là Đan Sâm. Cây này di thực vào Việt nam chứ không phải giống gốc.
    các loại sâm có tại việt nam (15)
    Công dụng:
    Đan Sâm có vị đắng, tính hơi hàn, vào 2 kinh tâm và can chữa bệnh về máu. Đa phần là cho phụ nữ.
  • Sâm Tam Thất (sâm tam thất, Panax pseudoginseng họ Araliaceae)
  • Tên tam thất có cách giải thích khác nhau, tam là 3 tức là phải 3 năm mới có hoa. Thất là 7 nghĩa là phải 7 năm mới dùng rễ được.
    Cây tam thất Việt Nam đã trồng rất nhiều đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc, trồng để xuất sang Trung Quốc.
    Công dụng:
    Tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn vào 2 kinh can và vị. Có tác dụng hành ứ, tiêu thũng. Nhân dân coi tam thất là 1 vị thuốc cầm máu, ứ huyết vì sưng đau. Nhiều nơi dùng tam thất như vị thuốc bổ như nhân sâm.
    các loại sâm có tại việt nam (16)
    Cây Tam Thất được xem là một cây dùng giả với cây Sâm ngọc Linh nhiều nhất, vì hình thức 2 loài này giống nhau, có khác biệt đôi chút. Và cùng chi Panax, thực tế Tam Thất cũng rất tốt, vì nó dễ trồng hơn cây Sâm Ngọc Linh nên hiện nay giá thành của 2 loài này khác biệt rất lớn.
  • Sâm Hoa Kỳ (Panax quinquefolius):
  • Tây Dương sâm, sâm Mỹ, sâm Canada, hay Nhân sâm Hoa Kỳ. Còn gọi là sâm Bắc Mỹ.
    Theo học thuyết Kiến Tạo Mảng cho rằng ngày xưa các lục địa trên trái đất là một khối thống nhất.Sau đó tách ra trôi dạt hình thành 5 châu 4 biển như bây giờ. Vì thế nhiều người cho rằng Theo Thuyết Thái Cực của người phương Đông thì Sâm tại Châu Á sẽ mang tính Dương, Còn Sâm tại Mỹ sẽ mang tính Âm. Thực tế Sâm Mỹ uống vào sẽ mát, không gắt nóng như sâm ở các vùng châu Á.
    các loại sâm có tại việt nam (19)
    Năm 1984, nhà nghiên cứu Albert Leung ở Mỹ đã phân biệt hiệu năng giữa sâm Hoa Kỳ và nhân sâm như sau: "sâm Hoa Kỳ được coi là có tính mát, tính hàn, gần như đối nghịch với nhân sâm có tính ấm hay nhiệt". Dùng sâm Hoa Kỳ vào mùa hè nhằm giải nhiệt, hạ hỏa.
  • Sâm Tây Bá Lợi Á (Eleutherococcus senticosus họ Araliaceae) còn gọi là sâm Siberi, sâm Liên Xô
  • Thì nó không phải chi Panax là chi gốc của cây Sâm, nhưng các nhà khoa học Liên Xô nghiên cứu cho thấy loài này có những tác dụng tích cực trong hệ miễn dịch.
    các loại sâm có tại việt nam (17)
    Ngoài ra còn có
    Sâm Ấn Độ (Withania Somnifera họ họ Solanaceae)
    Sâm Nhật Bản (Panax japonicus họ Araliaceae) dùng để thay thế khi không có nhân sâm, có tác dụng bổ tỳ–vị.

    Tác giả bài viết: Nhật Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền

    Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum:

    Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://samtuoingoclinh.com là vi phạm bản quyền

    Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

    Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
    Click để đánh giá bài viết
    Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

      Ý kiến bạn đọc

    Mã bảo mật   

    Những tin mới hơn

    Những tin cũ hơn

    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây