Ngoài bọn trộm cắp, kẻ thù lớn nhất của sâm Ngọc Linh chính là những chú ‘chuột quý tộc’
Cuộc sống càng đủ đầy, hiện đại, dường như càng khiến con người mong muốn trở về với những gì đơn sơ, giản dị, gần gũi thiên nhiên. Vì vậy, “du lịch cộng đồng” chính là chiếc cầu nối để hiện thực hóa sở thích của người lữ hành nơi những miền đất lạ. Nằm ở cực Bắc Tây Nguyên, có điều kiện tự nhiên đặc thù, tập trung nhiều dân tộc thiểu số anh em sinh sống và giàu truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, Kon Tum hẳn sẽ là địa chỉ không thể bỏ qua trong hành trình khám phá và trải nghiệm của du khách.
Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của người Gia Rai. Công cụ dệt là những bộ phận rời, người Gia Rai gọi là Khuung, Prư, chor (Chr kô)… khi những bộ phận rời này tham gia vào việc giăng sợi trước mặt người "đan" thì công cụ dệt ấy gọi là Mrai (hoặc Rai).
Ngục Đăk Glei (huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) với biệt danh “bóng tối ảm đạm” là nơi thực dân Pháp giam cầm hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ cách mạng. Tuy nhiên, việc hoàn thành dự án đường vào ngục nằm trong tổng dự án nâng cấp đường HCM đã biến nơi “bóng tối ảm đạm” đó thành một danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp...
Tới vùng đất nắng gió này, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn độc đáo, ngon khó cưỡng như gỏi lá, xôi măng...
Rượu cần ở Tây nguyên là sản vật- nghi vật – lễ vật, nó có mặt ở mọi lúc, mọi nơi trong đời sống sinh hoạt xã hội, trong tinh cảm, tâm linh của mọi gia đinh hay cộng đồng.
Gà ta thả đồi được chế biến theo công thức gia truyền, gà nướng vàng được ướp với sâm dây Ngọc Linh - Kon Tum, thêm vị đậm đà của mật ong rừng thấm trong từng miếng gà hòa quyện trong mùi thơm tự nhiên của lá sen sẽ khiến các bạn ứa nước miếng vì bị hấp dẫn
Cái bài “Măng Đen ca” thật đã làm tôi hình dung khác về Măng Đen vì giai điệu bằng phẳng và nỉ non của nó. Đến khi lên tới đỉnh đèo Măng Đen thì bài hát đã rơi lại phía sau. Ào ạt gió. Rào rạt nắng. Thông reo vi vu… vi vu… Ngược dốc. Đổ đèo. Sương hay chính là mây quấn vào ta.
Cầu treo Kon Klor thuộc địa phận làng Kon Klor, thị xã Kon Tum, chiếc cầu treo công nghiệp to đẹp nhất khu vực Tây Nguyên, nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla, huyền thoại những dòng sông chảy ngược về Tây của đất Tây nguyên, chảy từ Quảng Ngãi về đến thuỷ điện Yaly, nối thị xã Kon Tum với vùng kinh tế mới.
Chiều buông trên đỉnh Chư Mom Ray hùng vĩ. Vầng mặt trời như vỡ trên những vạt cà phê chín đỏ. Đại ngàn Chư Mom Ray đã ôm ấp, che chở cho những đứa con Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng… của bà mẹ Tây Nguyên vĩ đại qua bao thăng trầm, tao loạn.
Từ sân bay Gia Lai về Kon Tum, chúng tôi đã thấy phố núi mơ màng trong mùa thu bởi khí trời se lạnh và sương mù giăng phủ nhẹ. Khi dòng sông Đắk B’la hiện ra, phố nhỏ đón bước chân du khách bằng hương hoa sữa nồng nàn rải đầy khắp phố.
Trở lại Tây nguyên lần này, chúng tôi mang theo ước mơ chinh phục 14C – một trong những cung đường đầy huyền thoại của cao nguyên đất đỏ bazan. Một hành trình gian nan đầy ắp tiếng cười và có cả những giọt nước mắt.
Nhà thờ gỗ, bảo tàng văn hóa, ngục Kon Tum hay ngã ba Đông Dương... là những điểm dừng chân thú vị trong hành trình khám phá mảnh đất thơ mộng vùng Tây Nguyên.
Thị trấn Măng Đen thuộc huyện Kon Plong, cách thành phố Kon Tum khoảng 60km, trên Quốc lộ 24 xuôi đến Quảng Ngãi (cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 130km) về phía Đông (phía Tây là đường 40 qua Lào, hai phiá Nam – Bắc là đường Hồ Chí Minh xuyên ngang).
Đến Kon Tum nếu chưa một lần nếm thử món gỏi lá chắc chắn bạn đã để mất cơ hội thưởng thức món ăn lạ gắn liền với những hương vị của núi rừng.
Năm nào cũng thế, đến lễ Noel Nhà thờ gỗ Kon Tum (một công trình kiến trúc độc đáo đã 150 năm tuổi) lại nhộn nhịp, tấp nập. Nhiều quầy hàng quần áo, mũ nón, giày dép... mọc lên. Những gian hàng này chỉ tồn tại dịp Noel phục vụ nhu cầu mua sắm của giáo dân các dân tộc về dự lễ. Bà con giáo dân từ các vùng sâu vùng xa trong tỉnh lại ùn ùn đổ về. Nhà thờ này dần dần chỉ dành riêng cho bà con đồng bào các dân tộc bản địa hành lễ.
Xa xa, về phía Bắc của một điểm du lịch hút khách bậc nhất đất nước mang tên Đà lạt, tạo hoá lại ban tặng thêm cho Việt Nam một phiên bản Đà Lạt thứ hai với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, những dải rừng thông trải dài vô tận và hàng chục thác, suối, hồ nước kỳ ảo, nơi đó là Măng Đen. Nằm giữa đèo Măng Đen và đèo Violăk, Măng Đen có thắng cảnh mộng mơ và quyến rũ không kém gì Đà Lạt. Cùng với khí hậu mát lạnh quanh năm và đặc trưng văn hoá cồng chiêng Kon Tum, Măng Đen đang dần hé mở vẻ đẹp huyền thoại bấy lâu bị tiềm ẩn của mình.
Lễ cầu mưa được người Gia Rai tổ chức vào khoảng thời gian tháng 4, tháng 5, khi có hạn hán để cầu mong thần linh đem mưa về cho buôn làng trồng cấy.
Cuối cùng thì chiếc xe cũng đã dừng lại ở bên kia cầu, nơi thấp thoáng bóng người thân đang đợi. Giữa trời chiều, quê nhà thật nắng quá, gió thổi rát mặt từng hồi. Chiếc cầu cong cong in bóng dưới mặt nước xanh dịu hiền. Nhìn những cánh đồng lúa chín bạt ngàn, tôi như muốn hét lên và thả hồn mình vào những dập dờn sóng vàng. Chẳng biết nên chọn một tính từ nào phù hợp cho đúng tâm trạng của mình lúc này, tôi chỉ biết rằng trong lòng có một chút gì đó nhớ nhung, một chút gì đó bùi ngùi, rồi gì như có lỗi và thêm một chút yêu thương nữa giữa miên man cảm xúc ấy.
Trên hành trình bụi khám phá đất và người Tây Nguyên, chúng tôi ấn tượng mạnh với chữ tình ở nơi đây, thân thiện, cởi mở, nồng nàn. Mỗi lần nhắc đến Kon Tum là tôi muốn trở lại.
Giữa đêm đông lạnh giá, bếp lửa vẫn bập bùng trong những ngôi nhà sàn, tỏa ra ánh sáng ấm áp, bất chấp gió mưa, che chở cho dân làng qua mùa đông lạnh lẽo. Là nơi để nấu cơm, sưởi ấm, nơi người già kể chuyện, người trẻ học những câu chuyện cuộc đời, nơi gắn kết tình làng nghĩa xóm, nơi tụ hội cho những câu hát, giao duyên, khởi nguồn cho tình yêu đôi lứa. Bếp lửa đối với người dân tộc thiểu số Kon Tum không chỉ là không gian sinh hoạt hàng ngày của cả gia đình mà còn mang ý nghĩa tâm linh cao cả.