Nói đến ẩm thực tại Kon Tum thì nó vô chừng lắm, bạn không ngờ ở nơi đây bạn có gặp rất nhiều đặc sản ở vùng miền khác. Đôi khi dạo quanh lại có bánh xèo nhảy ở Bình Định, hay bánh cuốn miền trung với nước chấm đậu đậm vị, hay Mì Quảng đập chất người Quảng. Đến Kon Tum vào trớt rét mướt, bạn có thể tạt ngang để ăn lẫu mắm đậm chất miền Tây, nóng hổi. Vì vậy Kon Tum dạo được lên báo là nơi hội tụ ẩm thực ba miền, vì người dân nhiều vùng miền đến định cư ở đây đã từ rất lâu.
Ngoài ra đã đến phố núi, nơi còn giữ nguyên phần nào đại ngàn Tây Nguyên thì phải thưởng thức đặc sản ở đây chứ nhỉ. Mình sẽ giới thiệu những món ăn nổi tiếng, vì đối với mình là người Kon Tum nhưng cũng không thể thưởng thức hết được đặc sản quê hương, vì nó quá nhiều, quá đa dạng, may mắn sẽ được người bản địa giới thiệu để biết thêm, hiểu hơn về quê hương Kon Tum. Có ai nói để đi hết Kon Tum bạn có thể đi mất 2-3 ngày, nhưng để hiểu về vùng đất này, con người tại đây có khi phải mất đến 5 năm, hoặc 10 năm hoặc cả đời. Ở đây, hồn người Kon Tum phiêu lãng như những cơn cuồng phong hoang dại.
Thiên nhiên đã ưu ái cho vùng đất này vẻ đẹp hùng vĩ và hoang sơ, từ đó có nhiều loại lá rừng, rau rừng thơm ngon lạ lùng mà bạn phải tranh thủ thưởng thức ngay. Những món ăn nổi tiếng của người bản địa có thể kể như: Gỏi lá Kon Tum, Cá Chua với Măng Le, Gỏi Cá Kiến Vàng, Dế Chiên...riêng nhiều món đã được xác lập top đặc sản Châu Á.
Đầu tiên Gỏi lá Kon Tum
Nói đến Gỏi Lá, thì bạn phải hiểu chúng ta ăn toàn là lá và lá, lá ở đây những loại rau rừng được bày kín mắm, Gỏi Lá mà đúng chất là có tới 50 loại lá khác nhau, từ các loại rau quen thuộc: lá mơ, hành, rau húng, lá cải, tía tô, đinh lăng, lá sung… đến các loại lá khác như: lá xoài, lá ổi, lá chua, lá chùm ruột, ngũ gia bì… và rất nhiều loại rau rừng mà tôi đây cũng chẳng thể nhớ hết tên. Khi bạn ăn gỏi lá, hãy nói chủ quán giới thiệu từng loại rau trên mâm, họ sẽ rất sẳn lòng giới thiệu từng loại lá và cách cuốn từng loại lá để ăn như thế nào. Ăn chậm rãi để thưởng thức vị độc đáo của món gỏi lá này nhé!
Giữa mâm lá là một đĩa thịt luộc được thái mỏng, vài lát cá chép, tôm luộc, bì lợn. Đặc biệt có thêm tiêu rừng măng đen cũng là một đặc sản của Kon Tum, thơm nồng, không cay gắt như tiêu thường.
Để ăn được món gỏi lá này thì nước chấm là quan trọng nhất, Nguyên liệu làm nước chấm cho món gỏi lá là tôm, thịt nạc băm nhỏ trộn đều với mẻ và đun chín. Một tô nước chấm hoàn chỉnh phải ở dạng sền sệt, không đặc quá để tiện múc úp lên gỏi lá. Vị béo sền sền thấm vào miệng, cùng với vị chua khác nhau của các loại rau làm cho vị giác cảm giác khác nhau sau khi ăn, không bị ngấy. Nói đến thế thôi, bạn phải khám phá thêm
Heo Măng Đen quay
Đến Kon Tum, nếu may mắn bạn sẽ thưởng thức heo rừng của người bản đĩa đặt bẫy trong rẫy, hoặc heo rừng được nuôi tại các cơ sở hiện nay của Kon Tum, heo rừng được cái là cái da rất cứng, ngày xưa da heo rừng người ta thường bỏ, nhưng giờ nó lại là đặc sản, kím lại ko ra.
Ngoài ra bạn có thể thưởng thức Heo Tộc của người bản địa, heo tộc được nuôi, giống heo này thịt cũng săn chắc, thơm ngon.
Khi đến Măng Đen, bạn sẽ thưởng thức món heo quay, heo này thì ngon rồi, sống ở điều kiện khí hậu núi rừng, trời lạnh. Nên thịt con heo nó săn chắc, con trưởng thành cũng chưa đầy 20kg. Heo được quay nguyên con, bằng lửa than hồng, nói đến đây mình cũng cảm thấy chép chép nơi đầu vị. Heo được quay khi đến căng da vàng giòn rộm, tỏa mùi thơm phức. Cắn một miếng, mỡ tươm vào miệng và thấy đã.
Cá gỏi kiến vàng, Đừng rời Kon Tum khi bạn chưa thưởng thức món này
Sa Thầy là một huyện thuộc tỉnh Kon Tum, giáp nước bạn Lào và Campuchia qua cánh rừng quốc gia nổi tiếng Chư Mom Rây, có nhiều điều bí ẩn mà giới khoa học quốc tế hằng năm vẫn tới đây tìm hiểu. Tại đây là nơi sinh sống của dân tộc Rơ Măm. Đã đến đây bạn phải thưởng thức món cá gỏi kiến vàng độc đáo.
Nói đến kiến vàng nhiều người tưởng tượng đến con kiến nó to chà bá, đuôi thì đầy nước, chít phát sưng người. Nhưng món này ngon lắm đó, để mình nói nghe.
Cá suối bắt lên, làm sạch, cá suối ở đây được cái nó còn hoang sơ, nên còn cá nhiều, chứ dưới thành phố này nọ là nó bắt từ cá lòng tòng, lia thia là sạch hết rồi. Sau đó con cá sẽ được băm cho nhuyễn, vắt cho cạn nước cho đỡ mùi tanh. Tuổi thơ tôi gắn liền với kiến vàng, trèo cây nhãn cây ổ lúc nào cũng có ổ kiến vàng, nó làm tổ tròn to như cái banh vậy, giờ này thành thị phát triển đi ít nhiều đã thấy mất đi bóng dáng tổ kiến vàng. Khi người ta chọn ổ kiến vàng người ta chọn ổ kiến non, còn cả trứng đem về giã nhỏ để riêng. Sau đó lấy muối hột, ớt xanh, tiêu rừng trộn chung, loại tiêu rừng này khác với loại tiêu rừng măng đen, nó có thơm của mùi chanh và cay nhưng đừng cho nhiều sẽ làm đắng. Tiếp đến trộn chung cá với kiến vào, sau đó thêm chút thính gạo bột gạo rang cháy xém cho nó dậy lên mùi thơm.
Khi ăn ta lấy lá sung cuốn lại vừa miếng và thưởng thức, vị ngọt của cá suối hòa vào vị béo của kiến non, vị cay xé của tiêu rừng, ớt tạo nên hương vị ngon tuyệt vời.
Kiến vàng và Trứng béo ngậy
Xôi măng
Xôi măng tôi kiếm khắp Sài Gòn vẫn không ra, món ăn mà thời còn đi học, sáng nào tôi cũng đi bộ ra mua xôi măng, trễ là hết mất tiu.
Người Kon Tum ăn măng rất nhiều, vì ở đây măng le rất chi là ngon, ngọt và bùi. Măng có nhiều loại măng, có loại măng đắng, phải ngâm mấy nước mới bớt đắng, riêng măng le ở Kon Tum từ bao giờ nó đã là một đặc sản nổi tiếng và kết hợp với món xôi nấu từ gạo nếp trở thành món ăn sáng thân thuộc với người dân Kon Tum.
Cách làm xôi măng cũng đơn giản, măng le sau khi đào ở trên rừng về lột bỏ vỏ ngoài rửa sạch thái lát từng miếng mỏng, qua công đoạn sơ chế cho mất đi mùi ngái, măng được xào với gia vị để trở nên đậm đà. Gạo nếp chọn loại ngon, ngâm trong nước nuối loãng có pha thêm bột nghệ để lên màu vàng để
Cách làm xôi măng khá đơn giản và chẳng mấy cầu kỳ. Măng tươi sau khi được đào trên rừng về lột bỏ vỏ ngoài, rửa sạch và thái miếng vừa ăn. Qua công đoạn sơ chế để làm mất mùi ngái, măng được đem xào qua với gia vị để trở nên đậm đà. Gạo nếp chọn loại ngon đem ngâm trong nước muối loãng có pha thêm bột nghệ để lên màu khoảng 8 tiếng thì mang ra đồ chín. Xôi măng được gói lá chuối, làm gạo nếp đã thơm còn thơm hơn.
Mang nét riêng của màu nghệ vàng của xôi, thêm màu vàng đâm của măng được chế biến, hấp dẫn bao nhiêu thế hệ người Kon Tum, đi xa chỉ muốn quay về tìm được món xôi măng ngày xưa vẫn ăn mà cảm thấy ngon vô cùng. Vô tình món xôi đã níu chân người lữ hành một lần ghé đến đây.
Dế chiên Kon Tum
Ngày còn bé, chúng tôi thường hay rủ nhau đi bắt dế để đá, 2 con dế khi bẻ càng đi thì đá rất hăng. Rồi cho vào hộp ngày nào cũng bỏ cỏ vào cho nó ăn. Tối đến mà nó rít quanh nhà, không ai ngủ được. Giờ này đến những Resort hay khu du lịch sinh thái chỉ mong đêm ngủ tiếng dế kêu cảm thấy lòng thanh vắng, tản mạn. Nếu có dịp đến Măng Đen Kon Tum, nơi được xem ngắm sao đẹp nhất Việt Nam, bạn hãy tranh thủ nghe tiếng dế kêu, ngắm một bầu trời đầy sao, đâu đó lại có sao rơi, lại ước, cuộc sống nó có phải thi vị quá phải không?
Quay lại món dế chiên thì cách làm nó cũng ko có gì phức tạp lắm. Đầu tiên dế được bắt về rửa sạch, để ráo nước, sau đó cho vào chảo dầu đang sôi. Rồi vớt ra, Đầu Chân dế giòn tan, sụn, ăn đã. Còn phần thân thì béo ngậy, tươm vào lưỡi. Thêm chút ớt, chút tiêu rừng, lá chanh, sả thái nhỏ cho vào rang chung, rồi hớt ra liền để lá chanh còn màu. Vậy là đã có thể thưởng thức dĩa dế chiên ngon này rồi. Giá cả thì không mắc lắm đâu, món này bình dân thôi, cứ yên tâm nhé.
Thịt nhím Kon Tum
Nhím hiện nay được nuôi nhiều ở các hộ gia đình ở Kon Tum, món này xuất phát từ dân tộc Brâu ở Kon Tum, thịt nhím vị ngọt, tính lạnh có tác dụng bồi bổ cơ thể nhuận trang.
Nhím có thể chế biến bằng cách nướng than hồng, cho thịt nhồi vào ống lồ ô hay canh xương nhím nấu bột bắp, nhím gói lá dong...Bao nhiêu cách chế biến từ nhím, món nào ăn cũng ngon, cũng đậm vị, thịt nhím nổi tiếng một cái là ăn hầu như không có mỡ, lớp bì dày, thì chắc giòn.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://samtuoingoclinh.com là vi phạm bản quyền