Món ngon độc đáo ở Tây Nguyên

Thứ bảy - 09/04/2016 18:59
Tây Nguyên là vùng cao nguyên hùng vĩ, núi non bạt ngàn. Nơi đây nổi tiếng với những món ngon mang hương vị rất riêng của núi rừng.
"Thèm thuồng" những món ngon của núi rừng Tây Nguyên
"Thèm thuồng" những món ngon của núi rừng Tây Nguyên
1. Rượu Cần
Trong bất cứ lễ, tết nào đồng bào Tây Nguyên cũng đều có nghi thức uống rượu cần. Rượu theo họ tin tưởng là do Trời (Yang) sai thần linh xuống trần dạy cho con người cách làm rượu đủ loại từ gạo, mì, bắp cho đến bo bo, kê...để tế lễ các đấng tối cao trong năm.
rượu cần
 
rượu cần kon tum
Uống rượu cần là một nét văn hóa của người Tây Nguyên
Cái say của rượu cần không giống cái say của bất cứ loại rượu bia nào. Chất men thơm nồng làm cho du khách lâng lâng ngây ngất, và kỳ lạ là dẫu say nhưng vẫn cứ uống được mãi. Bởi tiếng cồng chiêng ngân vang giữa cái nắng, cái gió bao la của Tây Nguyên đại ngàn, hay ánh lửa bập bùng trong bóng đêm hoang sơ của núi rừng sẽ khiến cho du khách không làm sao say khướt.
2. Cơm lam
Cơm Lam được coi là món ăn của núi của rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt của dòng suối mát trong đầu rừng và hương thơm của rừng tre nứa xanh ngút đầu non…
cơm lam
 
cơm lam 1
Cơm lam đã tách võ
Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo cho đến khi bao bọc phần ruột cơm chỉ là một lớp nứa mỏng. Xắt mỗi ống ra thành năm hay bảy khúc. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp nứa bên ngoài. Cơm Lam được dọn ra ăn cùng với thịt gà hay thịt lợn rừng nướng (những thứ thịt này cũng được nướng trong ống tre). Tuy nhiên, cơm Lam ngon nhất khi ăn với muối vừng (mè).
3. Gỏi lá
Lấy các loại lá này cuốn thành hình phễu để gắp vào đó các loại thức ăn. Các món ăn kèm với lá như thịt heo ba chỉ, tôm rang, da heo thái mỏng bóp trộn cùng bột gạo nếp rang.
gỏi lá
Nước chấm được làm từ hèm rượu, được khử qua dầu ăn, lẫn cùng trứng vịt thành loại nước chấm sền sệt. Tiêu để nguyên cả hạt, muối hạt, ớt cay xanh, hành… là những gia vị không thể thiếu. Kẹp đủ các loại lá, bỏ vào đó thịt, tôm, da heo, gia vị… rồi ăn cùng một lúc, nhai càng kỹ càng dễ nhận ra nhiều hương vị khác nhau vừa có vị chan chát, vừa ngòn ngọt, chua chua và vừa bùi béo ngậy của thịt, tôm.
4. Măng Le 
măng le
Mùa mưa đi dọc các đường quốc lộ Tây Nguyên ta thường bắt gặp không biết bao nhiêu chợ măng. Ngoài măng ra không có hàng hoá gì khác. Người Ba Na, Gia Rai, Xê Đăng mình trần da đen cháy ngồi như bất động trên những gùi măng le đợi người đến mua.
măng le kon tum
3. Thịt nai
Thịt nai món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên chỉ còn phong phú ở Đắc Lắc. Thịt nai nướng thái mỏng ướp mở nước và gia vị rồi cắt mấy lát gừng nướng riêng để ăn nóng cùng lúc với nai nướng. Thịt nai để sống bên ngoài gặp nhúng vào lẩu rồi ăn kèm với đồ sống mỗi thứ một tý hoặc chỉ ăn với rau sa lát hay khế với chuối xanh tuỳ theo sở thích và khẩu vị từng người.
thịt nai
 
thịt nai 1
 
thịt nai 2
Nai nướng
4. Gà nướng sa lửa
Lâu nay người Tây Nguyên vẫn luôn tự hào về món gà nướng sa lửa trứ danh. Hình như chính cái mùi tre tươi chặt vội trong vườn này đã làm nên hương vị đặc biệt của món gà nướng sa lửa.
gà nướng 1
 
gà nướng sa lửa

Tác giả bài viết: Sưu Tầm Tổng Hợp

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum,

    Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum, "Đà...

    Đến với Kon Tum, đến với Măng Đen, bạn được đến một cao nguyên đầy nắng và gió, nhưng Măng Đen cho bạn một cái gì đó nó rất khác, đối với riêng tôi, mỗi khi đến Măng Đen là một cảm giác gì đó tươi...

  • Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp...

  • Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Cầu treo Kon Klor đã trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây