Ngoài bọn trộm cắp, kẻ thù lớn nhất của sâm Ngọc Linh chính là những chú ‘chuột quý tộc’
Cứ vào khoảng hơn 5g sáng thứ hai hàng tuần, bà con thuộc hai làng đồng bào DTTS (làng Plei Rơ Hai 1 và Plei Rơ Hai 2) phường Lê Lợi lại phấn khởi đi tham gia buổi chào cờ làng đầu tuần. Đây là hoạt động đầy ý nghĩa và rất đỗi thiêng liêng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc của bà con dân làng.
Tỉnh Kon Tum vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 10 năm Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO vinh danh là “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” và kỷ niệm 10 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2015).
Ngày 25/11 Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Kon Tum, ông Phan Văn Hoàng cho biết, hiện toàn tỉnh này đang lưu giữ 1.916 bộ cồng chiêng với gần 30 loại khác nhau.
Núi Ngọc Linh (Kon Tum) do người Xê Đăng chinh phục, cây sâm quý hiếm ở trên đỉnh núi cũng là của người Xê Đăng,… vậy mà sao người Xê Đăng vẫn nghèo?
Nếu có dịp đặt chân đến vùng đất Kon Tum, các bạn không nên bỏ lỡ những món ăn đặc sản dân tộc mang đậm hương vị của núi rừng Tây Nguyên tại đây.
Trong các thành phố thủ phủ của 5 tỉnh Tây Nguyên hiện nay, có vẻ như thành phố Kon Tum là còn giữ được nhiều nét Tây Nguyên nhất, dẫu nó không nhiều dốc, nhiều sương mù, nhiều chênh vênh nhiều dích dắc, cũng như rất ít hoa, nhất là dã quỳ…
Măng Đen quyến rũ du khách không chỉ bằng những thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ mà còn bởi các câu chuyện mang đậm tính chất huyền bí, hư ảo gợi lên trong tâm trí du khách sự tò mò muốn khám phá. Và dĩ nhiên khu du lịch sinh thái Măng Đen cũng là nơi tập trung số lượng thác đáng kể như thác Tram, Pa Sỹ, Đăk Ke, Lô Ba…
Ở Kon Tum, khi nói đến chị người ta không chỉ biết đến một bác sĩ ân cần, niềm nở, tận tâm với người bệnh, tận tụy với nghề...
Ở xã Đắk Long, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum có một khu rừng mà khi nhắc đến, dân bản địa đều sợ hãi, không dám lên tiếng. Đó là nơi an táng người chết của tộc người Giẻ Triêng. Tuy nhiên, đến nay, câu hỏi vì sao người dân lại chọn cách “treo quan tài” thay vì chôn cất vẫn là một ẩn số. Với mong muốn làm sáng tỏ vấn đề dưới góc độ khoa học, phóng viên GĐ&XH đã vào cuộc tìm hiểu sự việc...
Nhắc tới Tây Nguyên, không ai không nhớ tới đại ngàn xanh thăm thẳm với những cơn gió thổi dài qua núi, qua đồi, qua sông, qua thác, nhớ những bản trường ca hào hùng, nhớ những trang sử thi thấm đẫm huyền thoại. Tây Nguyên bao đời vẫn thế, cứ giữ trong mình một vẻ đẹp hoang sơ và kỳ bí đến lạ thường. Trong lòng đại ngàn hùng vỹ ấy, người ta tìm thấy một Kon Tum với những vẻ đẹp riêng, vừa yên bình, thơ mộng vừa nhịp nhàng trong sự kết tinh bản sắc lâu đời của cộng đồng dân tộc bản địa.
Theo UBND tỉnh Kon Tum thì để xây dựng và tôn tạo khu di tích này tháng 6/2010 tỉnh đã tách di tích Ngục Kon Tum ra khỏi bảo tàng Kon Tum, xây dựng khu di tích này thành khu độc lập rộng khoảng gần 4 ha. Những hạng mục trong khu lịch sử này gồm: Nhà bia, tượng đài chiến thắng, hai ngôi mộ các liệt sĩ chôn chung trong cuôc đấu tranh Tuyệt Thực và Lưu Huyết, gò đất các chiến sĩ tại nhà tù đắp để xây cầu bắc qua sông Đăk Bla… đều được tu sửa, tu bổ hoàn chỉnh. Ngục Kon Tum đã trở thành một biểu tượng hết sức tự hào của Kom Tum nói riêng và Việt Nam nói chung, trở thành điểm tham quan lịch sử của du khách.T
Thật ngạc nhiên khi ẩn hiện trong rừng, trên lưng núi Ngọc Linh những ngôi nhà của Thần lúa nhỏ xíu, lạ lùng.
Hai năm trước huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum từng được liệt kê vào danh sách 23 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước và được hưởng một số cơ chế, chính sách của huyện 30a. Nhưng với việc xây dựng một “Đề án giảm nghèo” có tầm nhìn và quan trọng hơn cả là những nguồn vốn được đầu tư trúng đích đang là động lực để người dân nơi đây từng bước vươn lên thoát nghèo.
Từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc sống bên dòng Đắk Bla vẫn còn lưu truyền những huyền thoại, truyền thuyết nhằm giải thích cho hiện tượng chảy ngược, nước màu đỏ thẫm của dòng sông này
Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum hay Nhà thờ gỗ là địa điểm du lịch nổi tiếng tại TP. Kon Tum. Tại đây du khách có thể chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc phong cách Romantic kết hợp hài hoà kiểu nhà sàn của người Ba Na.
Cồng chiêng được xem là linh hồn của buôn làng Tây nguyên, nhưng hiện nhiều buôn làng không còn cồng chiêng, đến nỗi vào dịp lễ hội phải đi mượn về đánh.
Sau nhiều lần dời làng, người Brâu từ đất Lào và Campuchia đến định cư ở làng biên giới Đăk Mế, xã Bờ Y, H.Ngọc Hồi (Kon Tum). Dù vậy nhưng họ hàng của người Brâu ở ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia xưa nay vẫn giao hảo với nhau và rồi kéo theo những mối tình xuyên biên giới.
Là một nhà thờ trực thuộc Giáo hội Công giáo tại Kon Tum, nhà thờ Chính tòa Kon Tum được các linh mục người Pháp khởi xướng xây dựng vào năm 1913, xứng đáng là một kiệt tác về kiến trúc tôn giáo tại Việt Nam.
Người Tà Rẻ ở làng Xốp Dùi, xã Xốp, huyện Đăk Glei (Kon Tum) có tục: khi đâm trâu thì tất cả đầu trâu đều được treo lên ở nhà rông. Tập tục này đến nay đồng bào vẫn còn giữ gìn.
Người Brâu ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) còn rất nhiều điều bí ẩn, phong tục rất lạ, nhưng thú vị và đặc sắc nhất vẫn là những chuyện kể khó tin xung quanh bộ chiêng Tha của dân tộc này.