Tai biến mạch máu não là gì?
+ Theo Tây Y:
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là bệnh đột quỵ. Là một bệnh khi xảy ra tổn thương ở não, do nhiều lý do khách quan và chủ quang đột ngột mạch máu đi nuôi não bị tắc nghẽn gây phù và vỡ.
Tây Y quan niệm Não bộ con người là bộ phận thần kinh trung ương giúp điều khiến mọi hoạt động của cơ thể. Não muốn hoạt động được phải có oxy và chất dinh dưỡng do máu đem lên. Khi thiếu máu, não sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi trong vòng vài giây đến vài phút khiến cơ thể không có sự chỉ đạo của não cũng sẽ chết theo.
Bộ não là nơi điều khiển hoạt động của cơ thể, những phần nào của não bị tổn thương thì các bộ phận tương ứng sẽ không hoạt động được, vì vậy khi có ảnh hưởng não sẽ dẫn đến chứng liên quan như mất cảm giác nữa người là hậu quả của các bệnh như: bệnh tim mạch,huyết áp cao, vữa xơ động mạch, rối loạn nhịp tim trong các bệnh về van tim.
+ Theo Đông Y:
Bệnh mạch máu não cấp cũng gọi là tai biến mạch não là một chứng bệnh cấp tính thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Đặc điểm lâm sàng chủ yếu của bệnh là: phát hiện đột ngột, hôn mê và bán thân bất toại.
- Bệnh có thể chia làm 2 loại:
Xuất huyết não: bao gồm chảy máu não và chảy máu dưới màng cứng.
Nhũn não: bao gồm sự hình thành huyết khối và sự tắc nghẽn mạch máu.
Trừ thể xuất huyết dưới màng cứng, sách Y học cổ truyền Đông phương gọi một tên chung là chứng “trúng phong”.
- Nhận thức của Đông y đối với bệnh tai biến mạch máu não:
Đông y đã có nhận thức sớm về bệnh này. Cách đây hơn 2000 năm, trong trước tác đông y như “Linh khu” đã ghi các chứng “Kích bộc” “Thiên khô” “Phong phì” có các triệu chứng ghi như: đột nhiên hôn bộc, một nửa người không cử động tự chủ. Và chứng “Đại quyết” trong sách Tố Vấn ghi về cơ chế bệnh là do khí huyết cùng thượng nghịch, và nói đến tiên lượng bệnh là “Khi hồi phục (phản phục) được là sống, còn không phản phục được là chết”.
Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ nhận định rằng do lạc mạch bên trong bị trống rỗng nên phong tà bên ngoài thừa cơ xâm nhập vào. Và sách Kim Quỹ là sách đầu tiên đưa ra Phong trúng kinh, lạc, tạng hoặc phủ để phân biệt trạng thái nặng nhẹ của bệnh. Đời Đường, thế kỷ thứ 5-6 các sách Thiên Kim Phương, Ngoại Đài Bí Yếu, Tế Sinh Phương cũng đều bàn về chứng Trúng Phong nhưng cũng lập luận gần giống như sách Kim Quỹ. Đến đời Kim Nguyên (thế kỷ 12-13) Lưu Hà Gian nêu lên thuyết hỏa thịnh, Lý Đông Viên lại chủ trương do khí hư còn Chu Đan Khê cho rằng do đờm thấp. Vương Luân lại dựa trên nguyên nhân gây bệnh phân ra làm Chân Trúng và Loại Trúng. Đời nhà Minh (thế kỷ 16-17) , Trương Cảnh Nhạc cho rằng không phải do phong, mà do ‘nội thương tích tổn’. Lý Sỹ Tài lại chia Trúng phong thành hai loại là Bế Chứng và Thoát Chứng. Đời Thanh (thế kỷ 17-18) , Diệp Thiên Sỹ lại cho rằng do Can dương sinh ra nội phong gây nên. Trương Bá Long, Trương Sơn Lôi, Trương Tích Thuần lại cho rằng do âm dương không điều hòa, khí huyết nghịch loạn, trực trúng phạm vào não gây nên.
Về tạng phủ mắc bệnh, các học giả Đông y đều cho rằng sách “Nội kinh” nói: “Đại nộ tắc hình khí tuyệt mà huyết tràn lên trên”, và “huyết khí cùng thượng nghịch”, phía trên là chỉ não là một trong những phủ kỳ hằng, là bể của tủy, khí của não, là thông với thận. Ngoài mặt nhận thức bệnh biến là ở não, đông y cũng nhận thức bệnh có liên quan đến nhiều tạng phủ khác như Can, Thận, Tâm, Tỳ, Vị…
Còn việc phân loại “trúng kinh lạc” và “trúng tạng phủ” cũng chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng nặng nhẹ mà phân loại: nhẹ là trúng kinh lạc, nặng là trúng tạng phủ.
Triệu chứng trúng kinh lạc thường là: chân tay tê dại, mồm méo, hoặc nói khó, bán thân bất toại nhưng không có hôn mê.
Triệu chứng trúng tạng phủ thì bệnh nặng mê man hoặc hôn mê bất tỉnh, các triệu chứng lâm sàng nặng hơn.
Theo số liệu thống kê số bệnh nhân trên 41 tuổi bị tai biến chiếm 96,2%. Điều này nói rõ là thể chất con người trên 40 tuổi thường chuyển từ thịnh sang suy và tai biến mạch não thường liên quan đến các bệnh mà người trên 40 hay mắc như xơ mỡ mạch, cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, bệnh béo phì … mà các bệnh này thường là “hư chứng” hoặc trong hư kiêm thực chứng là phù hợp với nhận thức của y học cổ truyền đã ghi trong sách “Nội kinh”: “Người 40 là khí âm còn một nửa, đứng ngồi yếu”. Do đó càng thấy rõ tai biến mạch não là một bệnh nội thương mà bản chất bệnh là hư chứng. Những tác động bên ngoài như thời tiết thay đổi đột ngột hoặc những kích động tâm thần đột ngột (stress) làm cho Can phong nội động, khí huyết nghịch loạn, hoặc uống rượu nhiều, ăn nhiều chất béo mỡ gây tích trệ tại tỳ vị, tích cũng hóa nhiệt gây phong động, nói lên bệnh bản chất hư nhưng thường kiêm phong, đàm, nhiệt, ứ là vì vậy.
Thực hư về bài thuốc Y học cổ truyền giúp điều trị liệt sau tai biến bằng dây cứt quạ hiệu quả
Hiện nay bài thuốc đắp này được nhiều người sử dụng và chúng tôi có cung cấp dây cứt quạ hay mướp rừng cho khách được nhận phản hồi người được đắp cảm giác rất dễ chịu. Theo nhiều bài báo thì bài thuốc này có những hiệu quả nhất định nhưng liệu ý kiến chuyên gia về tính khoa học và áp dụng thực tế có được hay không. Chúng tôi xin trích lại đoạn ý kiến của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Đông Y tại Việt Nam để quý vị tham khảo.
Có nhiều bài thuốc dân gian của Việt Nam trị bệnh rất tốt. Trước giờ mình luôn xem nhẹ phương pháp dân gian mà rõ ràng đó là kinh nghiệm y học của dân tộc. Nếu thực sự nó hiệu quả thì nó phải đưa vào thành sách và coi trọng đây là một cách chữa bệnh.
Bài thuốc hiện nay nhiều người dùng và cả những lương y ở những vùng quê đang bó đắp vào cơ thể bị liệt.
Những dược liệu cần chuẩn bị:
-
Dây cứt quạ lá nhỏ: Chúng ta dùng lượng vừa đủ để bó cho những phần cơ thể bị liệt của người bệnh.
Theo nghiên cứu Y học Đông Phương thì cứt quạ được biết đến với vị đắng, tính lạnh, không độc, có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, trừ đờm.
-
Hạt mã tiền tươi: Phụ thuộc vào dây cứt quạ nhiều hay ít mà phối hợp với mã tiền tương ứng Tối thiểu 4 hạt, tối đa 8 hạt. Không dùng hạt mã tiền đã qua bào chế.
-
Giấm: Dùng giấm nuôi, không dùng giấm hóa chất công nghiệp. Lượng dùng đủ làm ẩm lá thuốc.
Cách chế biến:
- Dây cứt quạ rửa sạch chúng ta cho băm nhỏ.
- Hạt mã tiền tươi được thái mỏng, băm nhỏ, rắc vào dây cứt quạ đã băm, trộn thật đều.
- Tưới giấm cho thấm ướt dây cứt quạ đã băm, lượng vừa đủ ẩm.
- Cho dược liệu vào chảo gang, sao nóng.
- Dùng vải hoặc khăn quấn bó thuốc nóng bao quanh phần cơ thể bị liệt. Lưu ý không để quá nóng sẽ bị bỏng. Nếu phần bó bị lỡ loét thì không bó sẽ gây nhiễm trùng.
- Khi thuốc nguội, lấy ra xào lại cho nóng rồi bó tiếp. Làm 3 lần một tối, liên tục trong 3 hoặc 5 ngày là 1 liệu trình.
- Nghỉ 1 ngày, sau đó làm tiếp liệu trình thứ 2 cho đến khi khỏi hoàn toàn. Thường là 9 ngày là khỏi hẳn, không còn di chứng nào.
Chú ý: Nếu không có điều kiện kiếm dây cứt quạ tươi mỗi ngày thì sau khi bó xong có thể để thuốc lại chậu sành hoặc thau nhựa, vẩy giấm cho ẩm ướt, đậy lại, hôm sau dùng tiếp.
Chỉ nên dùng lại ngày thứ hai vì thuốc xào rồi không còn chất lượng như lúc tươi.
Nguồn gốc của bài thuốc và những trường hợp thành công:
- Khoảng năm 1990, tôi bị bệnh điều trị tại bệnh viện Y dược Dân tộc Mỹ Tho. Nằm cùng phòng có 1 cô gái ngoài 20 có bầu nhưng bị liệt 1 bên chân gây đau đớn vô cùng. Cô nằm điều trị ở đây đã 4 tháng, mọi sinh hoạt đều phải nhờ chồng giúp đỡ.
Thật may mắn, có lần có cụ già đến thăm người bệnh cùng phòng thấy tình trạng của cô gái đã mách cho bài thuốc như trên. Cụ còn dặn: "Mỗi ngày khi tan ca, bác sĩ về rồi thì mới làm".
Sáng hôm sau, chồng cô về quê ở huyện Châu Thành, nơi có nhiều vườn cây, mang xuống một bao thật to dây cứt quạ.
Ngay chiều đó, tôi cùng một người nữa giúp chồng cô băm và xào thuốc bó cho cô. Sáng hôm sau, chúng tôi rất mừng vì cô ấy nói không còn đau nhiều, tự đứng dậy, vịn thành giường để đi.
Chúng tôi tiếp tục bó thuốc cho cô, ngày thứ ba có đã đi được và xin ra viện về nhà bó tiếp.
- Mùa coi thi tốt nghiệp năm học 1998 - 1999, một bạn đồng nghiệp của tôi có ba bị té, liệt một bên chân, hoàn cảnh rất khó khăn do không có người chăm sóc nên sau khi nằm viện Y dược dân tộc 1 tháng đã xin về nhà.
Lúc đó, tôi đã hướng dẫn bài thuốc trên cho cậu làm thử cho ba.
Chỉ lần đầu tiên đắp thuốc, ba cậu đã nói rằng: "Lúc bó thuốc cảm giác như nó hút hơi từ trong ra, người nhẹ nhàng hẳn lên”. Tôi tiếp tục dặn cậu làm tiếp 3 ngày. Khoảng 5 ngày sau khi tôi lên thăm thì ông cụ đã ra tận cổng đón tôi vào nhà.
- Mẹ tôi bình thường rất khỏe, hai má hồng hào, người trong khu phố ai cũng khen da bà đẹp hơn da con gái.
Năm 2000, mẹ tôi bị tai biến, ngủ dậy không ngồi dậy được, miệng méo một bên, cấp cứu và điều trị tại bệnh viện Gò Vấp.
Sau khi ra viện, mẹ tôi bị liệt một bên phải. Em trai tôi yêu cầu cho mẹ điều trị Vật lý trị liệu và thủy châm. Nhưng sau một tháng, mẹ tôi đi đứng vẫn cần có người đỡ, các ngón tay vẫn quắp lại, cánh tay xuôi lơ, bước chân kéo lê. Tôi quyết định để tôi bó lá.
Chính cậu giáo viên kể trên đã trực tiếp đi lên vườn trên Lái Thiêu lấy dây cứt qụa giúp để tôi bó cho mẹ.
Tối đầu tiên sau 3 lần xào thuốc bó, mẹ tôi cười giơ tay ra, các ngón tay xòe ra, nắm lại. Mẹ nói: “ Mai mẹ tự cầm đũa được rồi, không cần người xúc cơm cho nữa “.
Nhưng ngủ một đêm, sáng dậy tay lại quắp, chân vẫn lết như cũ. Tiếp tục bó ba ngày liền, bệnh bớt rõ rệt.
Tôi bó cho mẹ tôi 9 ngày, mẹ tôi hoàn toàn trở lại bình thường, khỏe dần, không còn dấu vết gì của tai biến.
Mẹ tôi sống khỏe thêm mười năm, thọ 94 tuổi, không ai nghĩ mẹ tôi đã từng bị liệt nửa người. Mắt mẹ tôi rất sáng, mẹ lên lầu không bao giờ cho con cháu theo đỡ.
Hai lần không thành công:
- Bạn tôi nhờ bó cho một người quen bị tai biến đã hơn chục năm. Nhưng vì không lấy được lá đủ lượng và không có lá tươi, do đó chỉ làm ông dễ chịu lúc bó chứ không tác dụng.
Sau khi bó 2 ngày, tôi bị chó cắn không đến và gia đình chuyển địa chỉ.
- Chị nuôi của tôi ở Quảng Bình bị liệt nửa người, chân đi được nhưng yếu một chân, một tay không cử động được . Chị bị liệt do mổ khối u trong não và cánh tay gẫy phải cài đinh bên trong.
Sau khi chị bị liệt 12 năm tôi mới biết lại không có lá tươi, chỉ bó bằng lá khô đem từ SG ra nên không có kết quả, chỉ dễ chịu lúc bó.
Kết luận:
Bài thuốc chỉ có tác dụng với chứng tê liệt do thần kinh bị chèn ép hoặc do tai biến.
Bệnh mới sẽ kết quả nhanh hơn.
Lượng thuốc phải đủ và tươi mới có tác dụng.
Đây chỉ là bài thuốc dân gian, chưa được lý giải về dược lý nhưng đã có những tác dụng đáng kể. Rất mong được các nhà y học nghiên cứu và phát huy hiệu quả để giúp người bệnh tai biến không đau khổ vì những dị tật.
II. Nhận định của chuyên gia: Cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng hạt mã tiền chữa tai biến
Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hội Đông y Hà Nội):
Trước hết phải phân biệt liệt do tai biến là liệt nội thương tức là do yếu tố ở bên trong như thần kinh, khí huyết, tim mạch bế tắc gây nên.
Chứng liệt này không giống chứng liệt do ngoại thương như sang chấn, té ngã, bầm dập gây ra.
Ở đây có cả yếu tố thần kinh, nghĩa là mạch máu não bị phù hoặc bị đứt vỡ, chèn ép vào phần nơ ron thần kinh vận động gây ra liệt nửa người hoặc khó khăn trong vận động.
Về nguyên lý, nếu dùng thuốc đắp, bó chắc chắn hiệu quả không cao mà phải uống thuốc. Biện pháp bó chỉ áp dụng trong những trường hợp ngoại thương như tai nạn xe cộ, té ngã...
Vị thuốc mã tiền trong bài thuốc có tác dụng trong việc chữa bệnh về xương khớp, khó vận động. Tuy nhiên, có 1 lưu ý là mã tiền là loại hạt rất độc, khi dùng phải lưu ý.
Tất nhiên, ở đây là dùng ở bên ngoài không uống thì không có gì nguy hiểm cả nhưng khi chế biến thuốc phải hết sức cẩn thận.
Nhất là khi trong nhà có trẻ em thì cần giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em vì hạt mã tiền ăn phải có thể gây chết người.
Bài thuốc này chưa có cơ sở khoa học, chỉ là kinh nghiệm dân gian của một số người chứ không phải là bài thuốc cổ phương truyền thống, cũng như chưa được khoa học kiểm chứng.
Nếu áp dụng để đắp, dùng ngoài cũng không có hại gì cả.
Lương y Hà Văn Tiêu, Phó Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội:
Hạt mã tiền là một loại cực độc, đã chế rồi thì thành thuốc độc bảng B.
Tôi đã cảnh báo cho rất nhiều người là tất cả các bệnh nhân di chứng mạch máu não cấm không được sử dụng bậy mã tiền.
Theo Sách Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi về Mã Tiền:
Theo Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi cái tên Mã Tiền dùng để chỉ nhiều cây khác nhau thuộc chi Strychnos cho những hạt giống như chiếc khuy áo lớn và có chưa những ancaloit có tác dụng mạnh chủ yếu là strycnin và bruxin. Có cây là cây đứng có cây là dây leo. Mã Tiền rất độc, khi bị ngộ độc, nước dãi chảy nhiều, nôn mửa, sợ ánh sáng, mạch nhanh và yếu: Tứ chi cứng đờ, co giật nhẹ rồi đột nhiên có triệu chứng như uốn ván nặng với hiện tượng rút gân hàm, lồi mắt, đồng tử mở rộngm bắp thịt tứ chi và thân bị co, sự co bắp thịt nhực gây khó thở và ngạt. Sau 5 phút đến 5 giờ chết vì ngạt.
Trong dân gian mã tiền chỉ được sử dụng theo một trong những cách sau đây:
Mã tiền cho vào nước vo gạo 1 ngày 1 đêm cho tới khi mềm lấy ra bóc vỏ thái mỏng sấy khô tán nhỏ
Cho hạt mã tiền vào dầu vừng đun sôi cho tới khi hạt mã tiền nổi lên thì vớt ra (nếu chậm hạt bị đen, mất tác dụng) thái nhỏ, sấy khô mà dùng
Ngâm hạt mã tiền trong nước thường hay nước vo gạo cho tới mềm. Lấy ra bóc vỏ và lông để riêng, nhân để riêng, Sao vỏ và lông riêng, nhân riêng rồi tán nhỏ riêng từng thứ. Phương pháp này thường dùng để chữa bệnh chó dại.
Trong Đông Y Mã Tiền được xem như là một vị thuốc chữa tê thấp, bại liệt, bán thân bất toại, chó dại cắn. Kinh nghiệm nhân dân chữa tê thấo, đau nhức, sưng khớp.
Cần chú ý thuốc có độc, cẩn thận khi sử dụng
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://samtuoingoclinh.com là vi phạm bản quyền