Ngoài bọn trộm cắp, kẻ thù lớn nhất của sâm Ngọc Linh chính là những chú ‘chuột quý tộc’
Xã Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) là nơi duy nhất trên nước ta có hơn 100 hộ dân đồng bào dân tộc người B’râu sinh sống. Ít ai biết được rằng, trước đây, họ đã có những tập tục mang bản sắc rất riêng không giống bất cứ một dân tộc nào.
Trong khi của hồi môn của thiếu nữ của đa số các tộc người lúc lấy chồng là vàng bạc, châu báu, trâu bò, lợn gà… thì với thiếu nữ Giẻ Triêng ở xã Đắk Choong, huyện Đắk Glei, Kon Tum, là… củi!/ Lễ hội Yang Bri ...
Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghề, ông A Ren từng tham gia và đã nhận được nhiều giải thưởng lớn qua các cuộc thi tạc tượng gỗ dân gian. Với đôi bàn tay khéo léo cộng với trí tượng tượng phong phú ông đã cho ra đời hàng trăm tác phẩm tượng nhà mồ độc đáo, tạo nên nét riêng biệt đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên.
Ở vùng đất được coi là “ngã ba biên giới” Việt Nam – Lào – Campuchia, nơi “một tiếng gà gáy cả ba nước cùng nghe” có một điều kỳ lạ mà không phải ai cũng biết.
Hội xuân năm nay ở Bảo tàng Dân tộc học mang đậm văn hoá Tây Nguyên, do bảo tàng phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum.
Chúng tôi trở lại Đăk Glei trong tâm trạng vừa thắc thỏm, vừa hồi hộp. Mà không hồi hộp sao được khi cái tên vùng đất nổi tiếng như thế mà đến mấy chục năm rồi mới trở lại. Thực ra từ hồi đường Hồ Chí Minh thông thương thì cái sự đi qua Đăk Glei là thường xuyên. Nhưng đi qua với dừng lại nó khác nhau như nước với lửa, như rượu với... nước lọc. Đăk Glei nổi tiếng bởi nó có "Rừng xà nu" ở làng Xô Man, và là nơi nhà văn Nguyên Ngọc đã tạc nên một nhân vật văn học vừa kỳ vĩ vừa có vẻ hoang đường bí ẩn là cụ Mết. Mà, điều kỳ vĩ ấy càng hấp dẫn là bởi cụ Mết là một nhân vật có thật.
Những người già Gia Rai kể rằng, khi xưa tổ tiên của họ tìm đến sinh sống bên những thác nước, họ đã biết lấy cây rừng, sau này là cây bông để làm sợi dệt vải. Việc lựa chọn nguyên liệu và cách nhuộm sợi, ở mỗi nhóm người, mỗi gia đình Gia Rai có thể khác nhau, song cũng có những điểm tương đồng. Màu được ưa thích của họ thường là màu đen, màu xanh thẫm, điểm xuyết thêm màu vàng và màu đỏ.
Những ngày đông qua xuân về, Kon Tum - vùng đất phía Bắc của Tây Nguyên, đẹp như một bức tranh vẽ. Dường như, khoảnh khắc giao mùa này được người dân địa phương và du khách mong đợi nhất trong năm. Thiên nhiên như được khoác lên chiếc áo mới cho mùa lễ hội, mùa sinh sôi nãy nở hòa cùng tiết trời ôn hòa làm say đắm lòng người.
Cầu treo Kon Klor được ví như “dải lụa” khổng lồ, nối liền đôi bờ dòng sông Đăk Bla chảy ngược từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân tỉnh Kon Tum và là điểm đến yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước.
Vào những tháng tiết trời nắng hạn, đồng bào dân tộc Gia Rai (Kon Tum) thường tổ chức Lễ cầu mưa để cầu xin các vị thần linh cho mưa xuống. Nghi lễ này cũng thể hiện sự tin tưởng mãnh liệt vào trời đất và ước nguyện của đồng bào, mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Lên Tây Nguyên mùa này là may mắn và hạnh phúc lớn lao của tôi! Trước đây, lúc đang là sinh viên, tôi đã từng nghe lũ bạn đến từ Kon Tum, Gia Lai, ĐăkLăk, ĐăkNông, Lâm Đồng kể với giọng điệu hào hứng và hãnh diện: Tuổi thơ của họ gắn liền với những mùa hoa dã quỳ vàng ươm đất trời và vàng ươm lòng người Tây nguyên. Đến nỗi lúc đi xa Dã quỳ như sợi nhớ rưng rưng, gọi họ trở về một vùng cao nguyên hanh hao nắng gió nhưng đẫm nghĩa tình. Qủa đúng là “Gió dã quỳ hoang dại tuổi thơ tôi …” (Gió dã quỳ - Văn Công Hùng)
Kon Tum là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Bắc Tây Nguyên với dân số gần 450 nghìn người. Tỉnh Kon Tum là nơi hội tụ rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 6 dân tộc bản địa như Xê Đăng, Ba Na, Jẻ - Triêng, J'Rai, B'râu và Rơ Măm, đây là những cư dân bản địa có mặt lâu đời ở mảnh đất này. Trải qua 100 năm hình thành và phát triển (thành lập 9/2/1913), Kon Tum đã và đang hướng tới mục tiêu xây dựng thành tỉnh giàu mạnh.
Kontum Indochine Cafe được thiết kế bởi kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa như một phần của tổ hợp khách sạn dọc theo sông Dakbla tại thành phố Kon Tum, Việt Nam. Tiếp giáp với Dakbla Bridge, một cửa ngõ vào thành phố Kon Tum, nhà ăn phục vụ như là một địa điểm ăn sáng, bữa tối và trà cho khách sạn. Nó cũng có chức năng như một phòng tiệc bán ngoài trời cho các nghi lễ đám cưới.
Đăk Wớt là một làng lớn của đồng bào Rơ Ngao, thuộc tổng Hơ Moong xưa trên đất Kon Tum. Trải qua nhiều biến động bởi các cuộc ly tán trong chiến tranh, ngôi làng hiện vẫn còn lưu giữ, bảo tồn được nhiều di sản văn hóa quý báu.
Giữa muôn vàn cảnh đẹp của tạo hóa trao tặng cho vùng đất Tât Nguyên, thác Pa Sỹ hiện lên như một điểm đến lý tưởng cho những người đam mê khám phá như chúng tôi, để một lần được hòa mình với cuộc sống thiên nhiên. Là địa điểm du lịch mới khai thác của tỉnh Kon Tum, thác Pa Sỹ vẫn còn giữ nguyên vẹn hồn thiên nhiên sắn có mà bất cứ ai đến đây cũng phải choáng ngợp.
Thôn Măng Đen ở tỉnh Kon Tum hiện có hơn 200 biệt thự, trong đó nhiều căn sắp được khai thác du lịch.
Làng Bana ở Đăk Rơwa (TP Kon Tum) là một trong những nơi để du khách có những trải nghiệm mới mẻ, bổ sung thêm kiến thức về văn hóa dân tộc.
Nhà thờ Gỗ (Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) là một di tích cổ, mang kiến trúc độc đáo và tính thẩm mỹ cao với tuổi đời gần trăm năm. Trên nền trời Tây Nguyên trong vắt giữa mùa khô, nhà thờ Gỗ nổi lên bởi màu nâu bóng của điêu khắc gỗ mang dáng dấp của văn hóa bản địa.
Thị xã Kon Tum yên ả dưới chân dãy Ngọc Linh cho đến nay vẫn thưa vắng dấu chân lữ khách. Vì vậy mà những nét đẹp và những câu chuyện về phố núi bên dòng Đak Blah còn đó như món quà bất ngờ cho ai một lần ghé qua. Một trong những món quà đó là nhà thờ Chánh Tòa bằng gỗ đẹp và độc đáo. Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum, người dân gọi gần gũi là nhà thờ Gỗ, được xây dựng ở trung tâm thị xã từ năm 1913, tới năm 1918 thì hoàn thành.
Cafe Eva là quán cafe nổi tiếng nhất Kontum, đã được giới thiệu trong sách du lịch quốc tế Lonely Planet. Nơi đây cả không gian và thời gian thấm đẫm chất Tây nguyên. Nơi đây có bờ tường dựng thành vách núi, có những cổ thụ rơi ngập lá trên lối vào, những giò phong lan đẫm sương đêm...