Cốt Toái Bổ, Tắc Kè Đá, Bổ Thận, Chắc Răng

Thứ hai - 13/02/2017 09:49
Cốt Toái Bổ còn gọi là bổ cốt toái, co tạng tó, co in tó, cây tổ phượng, cây tổ rồng, tổ diều, tắc kè đá. Tên khoa học Drynaria fortunei, thuộc họ Dương xỉ. Đây là thân rễ phơi khô cây bổ cốt toái. Tên Cốt Toái Bổ vì người ta cho rằng vị này có tác dụng làm liền những xương dập gẫy.
Có Tên Co Tạng Tó vì tạng có nghĩa là đặt vào, tó là liền lại vì vị thuốc này đặt vào thì làm liền lại. Chữ In có nghĩa là gân, Vì vị thuốc có tác dụng nối liền gân cốt. Đây là loại cây sống trên các hốc đá, mọc trên những đám rêu, hoặc sống trên các thân cây lớn và mọc hoang ở các vùng núi Kon Tum.
Nhật Trường Kon Tum là đơn vị cung cấp Dược Liệu từ vùng núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum. Sinh ra và lớn lên tại Kon Tum, chúng tôi đã và đang quảng bá thương hiệu Kon Tum ra toàn quốc và thế giới.
Bổ thận chắc răng: Dùng trong trường hợp thận hư, dương phù sinh đau răng, chảy máu chân răng, răng lung lay
Bổ thận chắc răng: Dùng trong trường hợp thận hư, dương phù sinh đau răng, chảy máu chân răng, răng lung lay
Cốt Toái Bổ còn gọi là bổ cốt toái, co tạng tó, co in tó, cây tổ phượng, cây tổ rồng, tổ diều, tắc kè đá. Tên khoa học Drynaria fortunei, thuộc họ Dương xỉ. Đây là thân rễ phơi khô cây bổ cốt toái. Tên Cốt Toái Bổ vì người ta cho rằng vị này có tác dụng làm liền những xương dập gẫy.
Có Tên Co Tạng Tó vì tạng có nghĩa là đặt vào, tó là liền lại vì vị thuốc này đặt vào thì làm liền lại. Chữ In có nghĩa là gân, Vì vị thuốc có tác dụng nối liền gân cốt. Đây là loại cây sống trên các hốc đá, mọc trên những đám rêu, hoặc sống trên các thân cây lớn và mọc hoang ở các vùng núi Kon Tum.
Nhật Trường Kon Tum là đơn vị cung cấp Dược Liệu từ vùng núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum. Sinh ra và lớn lên tại Kon Tum, chúng tôi đã và đang quảng bá thương hiệu Kon Tum ra toàn quốc và thế giới.
cốt toái bổ tắc kè đá kon tum nhật trường (3)
Khi hái cốt toái bổ về, rửa sạch đất cát, theo dân gian người ta đốt nhẹ hết các lông rễ nhỏ phủ trên rễ để sử dụng.
Theo “Cây thuốc và những vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi, cốt toái bổ có vị đắng, tính ôn và không độc, vào hai kinh can và thận. Có khả năng bổ thận, trị đau xương, hành huyết phá huyết ứ, làm thuốc hoà hoãn, sát trùng đỡ đau. Dùng chữa dập xương, đau xương, bong gân, sai khớp, tai ù răng đau, thận hư.
Lưu ý những người âm hư, huyết hư không dùng được.
Trích sách:

Cốt toái bổ tán nhỏ cho vào bồ dục lợn, nướng chín mà ăn để chữa các chứng ù tai, thận hư, răng đau
Năm 1963 tại Quân Y Viện 6 có dùng cốt toái bổ để điều trị có kết quả như sau:
Cốt toái bổ tươi hái về, bóc bỏ hết cả lông tơ và lá khô, sau đem rửa sạch, giã nhỏ. Rấp một ít nước vào, gói vào lá đã nướng cho mềm, rồi đắp lên các vết đau. Những loại gãy xương hở không dùng lối này. Trong một ngày thay thuốc bó nhiều lần. Nếu không đủ cốt toái bổ, có thể chỉ lấy bã thuốc ra, rấp nước rồi lại băng lại. Thường chỉ sau 3 ngày đến 1 tuần là bệnh nhân đỡ và ra viện trong khi dùng các phương pháp khác kéo dài có khi hàng tháng. (Báo cáo của bác sĩ Lê Sỹ Toàn và hộ lý Lò Văn Sú Quận Y Viện 6)

Còn theo TS Nguyễn Đức Quang chia sẻ trên báo Sức Khoẻ Đời Sống
Bổ thận chắc răng: Dùng trong trường hợp thận hư, dương phù sinh đau răng, chảy máu chân răng, răng lung lay.
+ Cốt toái bổ, liều lượng tùy ý, giã nhỏ, sao đen, tán thành bột mịn, xát vào lợi.
+ Thang gia vị địa hoàng:
Thục địa 16g, đơn bì 12g, sơn dược 12g, trạch tả 12g, sơn thù 12g, tế tân 2,4g, bạch linh 12g, cốt toái bổ 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
+ Cốt toái bổ 15g,  sinh địa 10g, lá sen tươi 10g,  trắc bá tươi 10g. Sắc uống. Dùng khi bị thương, gân cốt tổn thương, chảy máu; răng bị viêm, lung lay chảy máu.
cốt toái bổ tắc kè đá kon tum nhật trường (2)
+ Cốt toái bổ tán bột 4 - 6g, bầu dục lợn 1 cái. Đổ bột cốt toái bổ vào trong bầu dục lợn, nướng chín. Ăn ngày 1 quả. Chữa ù tai, đau lưng, thận hư đau răng.
+ Cốt toái bổ 16g, rễ cỏ xước 12g, cẩu tích 20g, dây đau xương 12g, rễ gối hạc 12g, thỏ ty tử 12g, hoài sơn 20g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g. Sắc uống. Chữa đau lưng mỏi gối do thận hư yếu
cốt toái bổ tắc kè đá kon tum nhật trường (1)
Tiếp cốt liệu thương (nối xương, chữa vết thương): Dùng trong trường hợp té ngã bị thương, xương gãy lâu liền.
Thuốc bột tẩu mã: Cốt toái bổ, lá sen, lá trắc bách, bồ kết, liều lượng bằng nhau. Tán thành bột mịn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước hoặc trộn với nước nóng thành hồ, đắp ngoài.
Chú ý: Người âm hư, huyết hư đều không dùng được.

Tác giả bài viết: Nhật Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://samtuoingoclinh.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây