Phân Biệt Sâm Dây (Hồng Đẳng Sâm) với Sâm Cao Cẳng Bách Bộ

Thứ tư - 14/12/2016 20:13
Khi cho vào nước sôi thì củ Bách Bộ cho ra màu vàng rất là nhanh, và khi ngâm rượu sẽ đỏ đậm như màu của chuối hột rừng. Nhưng vị thì đắng như Mật Nhân. Còn Sâm Dây nếu đổ nước sôi bình thường ra vàng sẽ rất lâu, vì vậy chúng ta cần phải nấu Sâm. Giờ mình sẽ đi nấu Sâm thêm 5 phút. Mình đã có bài hướng dẫn nấu nước Sâm Dây uống mát các bạn có thể tham khảo thêm.
Sâm dây thì thì rễ nó sẽ phình to lên và thành củ, nên củ sâm dây nó không dính chùm như bách bộ và củ tươi thì nó cứng cáp hơn.
Sâm dây thì thì rễ nó sẽ phình to lên và thành củ, nên củ sâm dây nó không dính chùm như bách bộ và củ tươi thì nó cứng cáp hơn.
Hiện nay trên thị trường có loại Sâm Núi tên địa phương là Sâm Cao Cẳng, mà qua tìm hiểu và nhận dạng nó là Bách Bộ một dược liệu trong Đông Y. Khi chúng tôi đi từ Đà Nẵng về Kon Tum ghé ngang một trạm dừng chân thì người dân 2 bên đường bán rất là nhiều và nói rằng đây là Sâm Dây. Ăn vào thì vị đắng như Mật Nhân, ngay cả tôi được một người chào hàng Sâm Dây tặng một hũ rượu Sâm Dây, uống vào vị rất là Đắng và nói tôi đó là Sâm Dây chính hiệu.
Phân Biệt Sâm Dây (Hồng Đẳng Sâm) với Sâm Cao Cẳng Bách Bộ (4)
Người dân đang nhầm lẫn Sâm Dây với Bách Bộ tại Kon Tum
Do bề ngoài hai loại này rất giống nhau, nhưng công dụng hoàn toàn khác nhau nên tôi sẽ hướng dẫn mọi người cách phân biệt hai loại này.
Bề ngoài 2 củ này khi củ tươi cũng khá giống nhau và củ khô thì khó phân biệt 2 loại này.
Củ tươi bách bộ, bạn có thể thấy Rễ bách bộ là rễ chùm nên củ bách bộ khi dân đi đào ra sẽ thấy nó mọc chùm chùm. Củ bách bộ sẽ dài hơn Sâm Dây và củ này mềm hơn vì lõi bên trong mềm.
Phân Biệt Sâm Dây (Hồng Đẳng Sâm) với Sâm Cao Cẳng Bách Bộ (3)
Và bạn có thể thấy hai thanh niên người bản địa chào bán rễ cây bách bộ gọi là Sâm Dây Ngọc Linh.
Sâm dây thì thì rễ nó sẽ phình to lên và thành củ, nên củ sâm dây nó không dính chùm như bách bộ và củ tươi thì nó cứng cáp hơn.
Còn nếu một số bên tách củ bách bộ ra khỏi chùm thì để ý cái đầu củ bách bộ nó thon nhỏ lại, còn sâm dây nó xù xì ở đầu và to.
Khi Bách Bộ và Sâm Dây khi phơi khô nhìn thì khá giống nhau nhưng khi cầm tay lên bóp thì biết được củ nào bách bộ củ nào sâm dây. Củ Bách Bộ thì mềm vì lõi bên trong nó mềm. Nó có mùi hơi hắc.
Còn củ Sâm Dây thì nó hơi cứng vì lõi bên trong chắc và thơm mùi Sâm, Mùi Sâm dây nếu quý khách dùng lâu ngửi là biết ngay. Đặc biệt Sâm Dây nó sẽ có chi, nên khi phơi khô một số củ sẽ có chi và Sâm khi phơi khô sẽ cong lên. Đặc biệt Sâm dây phơi khô nó sẽ cứng cáp hơn Bách Bộ nên khó bẻ thẳng, còn Bách Bộ củ mềm nên bẻ thẳng.
Còn củ Sâm Dây thì bề mặt trên thân nó sẽ có những nếp gợn dọc thẳng, còn Bách Bộ thân nó sẽ rất xù xì không ra hình dạng gì.
Khi cho vào nước sôi thì củ Bách Bộ cho ra màu vàng rất là nhanh, và khi ngâm rượu sẽ đỏ đậm như màu của chuối hột rừng. Nhưng vị thì đắng như Mật Nhân. Còn Sâm Dây nếu đổ nước sôi bình thường ra vàng sẽ rất lâu, vì vậy chúng ta cần phải nấu Sâm. Giờ mình sẽ đi nấu Sâm thêm 5 phút. Mình đã có bài hướng dẫn nấu nước Sâm Dây uống mát các bạn có thể tham khảo thêm.
phân biệt sâm dây và bách bộ
Thì sau khi nấu nước Sâm tầm 5 phút thì nước nó đã ra vàng, uống vào ngọt và mát, rất thơm.  Ăn củ vào ngọt và dòn. Nếu quý khách hầm nồi áp suất để nấu với đuôi bò xương heo thì rất ngon, mình đã có hướng dẫn cách nấu này, quý khách vui lòng xem thêm.
Sau khi để một lúc nguội thì vị ly của bách bộ nó đắng, uống vào là biết, rất khó uống. Theo Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam của giáo sư Đỗ Tất Lợi thì Bách Bộ chữa ho, chữa giun và diệt sâu bọ. Vì vậy hiện nay đôi khi người dân họ không có kiến thức họ đem bán những củ này cho khách thì thứ nhất người ta mua nó không đúng chất lượng và đúng cái mà họ cần, thứ hai là dùng vào nó không đúng công dụng của nó thì rất nguy hiểm, vì Bách Bộ mà dùng nhiều sẽ gây ngộ độc. Hiện nay có đọc một bài báo thì không hiểu có một vùng họ định hướng trồng cây Bách Bộ lấy củ và cho đây là cây Sâm Quý bán tràn lan. Thì thứ nhất mất công người nông dân họ trồng ra, thứ hai họ đang đẩy xa cái công dụng của cái củ họ đang bán lên thì nó rất nguy hiểm.
Đây những điểm so sánh cơ bản để quý khách tham khảo mà phân biệt. Chúng tôi kinh doanh Sâm Dây Kon Tum hay Hồng Đẳng Sâm từ năm 2013 chính gốc Ngọc Linh và những sản phẩm từ núi rừng Kon Tum. Chúng tôi quảng bá sản phẩm thật và đúng cơ sở khoa học bằng kiến thức bởi đội ngũ y học cổ truyền. Sản phẩm Sâm Dây được phơi khô trên cao không bụi bẩn rồi sau đó cho vào hút chân không và đóng với túi Bạc dán thương hiệu Nhật Trường Kon Tum. Đối với chúng tôi những sản phẩm phải đúng nguồn gốc, thứ hai nó phải đúng công năng, tên gọi của nó, thứ ba là phải bảo quản sạch sẽ chống mốc bụi bẩn và đảm bảo chất lượng đến tay khách hàng. Câu Slogan là Vạn Chữ Tín Triệu Niềm Tin từ ngày đầu thành lập, Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua và hy vọng thương hiệu Nhật Trường Kon Tum luôn được quý khách hàng tin tưởng sử dụng.

Tác giả bài viết: Nhật Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://samtuoingoclinh.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây