Tại sao tên Nấm Lim Xanh? Nấm Lim Xanh là nấm gì?

Thứ hai - 13/02/2017 16:16
Hiện nay Nấm Lim Xanh rộ lên bởi những công dụng hết sức thần kỳ, khiến nhiều người tò mò và quyết mua bằng được, nhưng theo Đông Y Nấm lim xanh nói đến thế nào?
Theo “Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi, Nấm Lim có nhiều tên khác nhau, linh chi thảo, nấm trường thọ, nấm lim, thuốc thần tiên hay Nấm Linh Chi, vì thế mà nhiều người gọi Nấm Lim là Nấm Linh Chi Việt Nam?
Linh chi không có độc tính, tuỳ vào việc sử dụng nhu cầu mỗi người.
Linh chi không có độc tính, tuỳ vào việc sử dụng nhu cầu mỗi người.
Hiện nay Nấm Lim Xanh rộ lên bởi những công dụng hết sức thần kỳ, khiến nhiều người tò mò và quyết mua bằng được, nhưng theo Đông Y Nấm lim xanh nói đến thế nào?
Theo “Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi, Nấm Lim có nhiều tên khác nhau, linh chi thảo, nấm trường thọ, nấm lim, thuốc thần tiên hay Nấm Linh Chi, vì thế mà nhiều người gọi Nấm Lim là Nấm Linh Chi Việt Nam?
Tên khoa học Ganoderma Lucidum, thuộc họ Nấm gỗ.
nam linh xanh rung kon tum nhat truong 4
Trước hết cần biết ngay rằng nấm linh chi không phải là vị thuốc mới phát hiện ít năm gần đây. Mà Linh chi là một vị thuốc đã được ghi trong tập sách “Thần nông bản thảo” viết cách đây khoảng 2000 năm trước. Theo Giáo Sư Đỗ Tất Lợi ghi “Mặc dầu mới được đưa vào sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc vào 20 năm gần đây, nhưng nhiều viện nghiên cứu thuộc các tỉnh khác nhau ở Trung Quốc đã nghiên cứu nhưng cũng chưa tìm thấy hoạt chất” Nhưng theo công trình nghiên cứu y học mới nhất của Học Viện Y Học Bắc Kinh thì trong hỗ hợp 6 loại Linh Chi có hàm lượng germanium cao hơn lượng germanium có trong nhân sâm từ 5 đến 8 lần. Germanium giúp khí huyết lưu thông, các tế bào hấp thụ oxy tốt hơn.
nam linh xanh rung kon tum nhat truong 3

Linh Chi được Đông Y phân ra 6 loại: Thanh Chi, Hồng Chi, Hoàng Chi, Hắc Chi, Bạch Chi, Tử Chi
Thanh chi tính bình, không độc chủ trị sáng mắt, bổ can khí, an thần, tăng trí nhớ, cường khí, chữa viêm gan cấp và mãn tính
Hồng chi (Xích chi, Đơn Chi) vị đắng, tính bình, không độc, tăng trí nhớ, chữa các bệnh thuộc về huyết và thần kinh, tim
Hoàng chi (huyền chi) vị ngọt, tính bình, không độc, làm mạnh hệ thống miễn dịch
Hắc chi (huyền chi) vị mặn, tính bình, không độc, chủ trị hen, ích phế khí.
Tử chi (linh chi tím) vị ngọt, tính ôn, không có độc, chủ trị đau nhức khớp xương, gân cốt
Nói tóm lại dùng 6 loại linh chi trên sẽ giúp cho nhẹ người, tăng tuổi thọ

Trong 6 loại chi, Nấm Lim Xanh là Hồng Chi
Trong Thần Nông Bản Thảo Kinh thì chia Linh Chi ra theo màu, Hiện nay nhiều đơn vị trên internet có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng theo tôi tên Xanh vì được xếp trong Thần Nông Bản Thảo là Linh Chi Xanh. Trong Sách còn nhắc đến một tên là loài cỏ thần tiên như tên gọi của GS Đỗ Tất Lợi. Vì thời cổ đại, thảo dược nổi tiếng được nhắc đến là Linh Chi. Linh Chi được người Trung Quốc cổ đại gọi là Tiên Thảo dùng để trị nhiều bệnh khác nhau, hay gọi là bách bệnh. Thời Hán, Nguỵ, Lục triều đều sùng bái linh chi, “Chi” thời đó thực ra là tên gọi chung của một loài thực vật. Người ta tôn sùng những vật tự nhiên có hình dạng kỳ lạ, coi nó là một vật may mắn, do vậy khi hái chi phải dùng xẻng bằng ngọc. Trong Sách Thần Nông Bản Thảo Kinh đã xếp đây vào loại thượng phẩm.
nam linh xanh rung kon tum nhat truong 2 1
Đến thời Đường, trào lưu sùng bái Linh Chi giảm xuống và không còn lưu hành nữa. Đến thời Minh, Lý Thời Trân đã liệt chi vào danh sách bộ rau trong Bảo thảo cương mục.
Gần đây thì nhu cầu nghiên cứu linh chi rộ lên nhiều, tuy nhiên không ai dùng linh chi làm thuốc trường sinh. Linh chi không có độc tính, tuỳ vào việc sử dụng nhu cầu mỗi người.

Tác giả bài viết: Nhật Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://samtuoingoclinh.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây