Đương Quy là gì và dược liệu đến từ Ngọc Linh Kon Tum

Thứ sáu - 16/12/2016 11:02
Đương quy có nhiều cách giải thích tên gọi khác nhau, theo Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam của giáo sư Đỗ Tất Lợi thì Quy là về, vì có tác dụng điều khí, nuôi huyết, làm cho huyết đang loạn xa trở về chỗ cũ do đó có tên như vậy.
Đương quy là dược liệu nổi tiếng còn gọi xuyên quy, tần quy. Trong Đông Y đương quy có vị ngọt, cay, tính ôn. Trong Đương Quy có tinh dầu.
Đương quy là dược liệu nổi tiếng còn gọi xuyên quy, tần quy. Trong Đông Y đương quy có vị ngọt, cay, tính ôn. Trong Đương Quy có tinh dầu.
Đương Quy hay còn gọi Sâm Đương Quy là một dược liệu quý được triển khai trồng tại núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum. Núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum Việt Nam nơi có điều kiện khí hậu lạnh quanh năm, với độ cao hơn 1200m so với mặt nước biển.  Tại đây là nơi trú ngụ của nhiều loại Sâm quý như Sâm Ngọc Linh, Sâm dây Ngọc Linh,…Trong đó Sâm Đương Quy là một dược liệu chủ đạo của vùng đất Tu Mơ Rông Ngọc Linh Kon Tum đem đến thu nhập cho người Xê Đăng sống tại đây.
Đương quy là dược liệu nổi tiếng còn gọi xuyên quy, tần quy. Trong Đông Y đương quy có vị ngọt, cay, tính ôn. Trong Đương Quy có tinh dầu. Đi vào tâm, can, tỳ tác dụng bổ huyết, hoạt huyết. Đây là một dược liệu phổ biến trong Đông Y, có cái tên khác nữa là Dược Vương, nên trong Đông Y có câu nói “Thập dược cửu quy” tức trong 10 thang thì có 9 bài đã có đương quy.
Chúng tôi cung cấp Đương Quy từ năm 2013 với thương hiệu Nhật Trường Kon Tum. Thương hiệu gắn liền với những sản vật từ núi rừng Kon Tum, chính gốc từ huyện Tu Mơ Rông dưới chân núi Ngọc Linh Kon Tum Việt Nam. Sản phẩm sạch, phơi khô, hút chân không. Sản phẩm cung cấp toàn quốc, giao hàng tận tay với quý khách hàng.
Đương quy có nhiều cách giải thích tên gọi khác nhau, theo Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam của giáo sư Đỗ Tất Lợi thì Quy là về, vì có tác dụng điều khí, nuôi huyết, làm cho huyết đang loạn xa trở về chỗ cũ do đó có tên như vậy.
Trên thị trường người ta thường phân ra bộ phận quy rễ và quy đầu, nhưng hiện nay trong Đông Y người ta cũng đã đơn giản bớt đi và thị trường xuất khẩu, người ta không phân biệt nữa. Toàn rễ của đương quy được gọi là toàn quy. Hiện nay Đương Quy chúng tôi đang cung cấp có đầy đủ bộ phận của đương quy gồm quy đầu, quy thân và quy vỹ. Củ còn để nguyên như khi thu hoạch, không tách riêng từng bộ phận để bảo đảm tính toàn vẹn của đương quy.
Ngoài ra thông tin thêm theo Đông Y thì phân biệt quy đầu, quy thân và quy vĩ có tác dụng khác nhau. Ngày nay khoa học hiện đại đã chứng minh tỉ lệ tinh dầu ở các bộ phận khác nhau của rễ có các nhau. Vậy từ xa xưa, những y gia đã phân biệt ra 3 bộ phận của đương quy không phải vô lý mà kỳ lạ hơn thời đó chưa có khoa học hiện đại đã nhận biệt sự khác biệt này. Do đó y học cổ truyền đến nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá ra hết. 
sâm đương quy ngọc linh kon tum (2)
Ngoài ra Trong Thần Nông Bản Thảo Kinh dược điển 2000 năm trước thì Đương Quy được xếp vào nhóm Trung Phẩm. Có một truyền thuyết thú vị để kể thêm cho mọi người. Câu chuyện kể rằng có một chàng thanh niên tên Lý Duyên dũng cảm, thật thà một lòng hiếu thuận với mẹ già và thương yêu thê tử. Một ngày Lý Duyên nghe nói, khắp nơi trên đỉnh núi cao đều là dược liệu quý, nhưng đường lên núi thì vô cùng nguy hiểm, không người nào dám đi, Lý Duyên mới quyết định đi một mình lên núi hái thuốc.
Trước khi đi chàng có dặn dò mẹ già và thê tử rằng: Nếu 3 năm không trở về thì thê tử nên lấy người khác. Lý Duyên đi đã được 3 năm mà vẫn bặt vô âm tín, người vợ ở nhà quá u buồn mà sinh bệnh và sau đó nàng tái giá. Ngày thứ hai sau khi người vợ tái giá, Lý Duyên đã tìm được bảo dược trở về, 2 người gặp lại, sầu khổ vô cùng. Lý Duyên trao giỏ thuốc mà chàng đã trải qua muộn dặm khó khăn để hái tặng vợ. Người vợ ngày ngày ưu tư, sầu muộn nên đã lấy thảo dược ra dùng, không ngờ bệnh dần hồi phục, sắc mặt trở nên tươi tắn, hồng hào. Nên vậy người xưa đã dựa vào ý câu chuyện này “Đúng lúc cần trở về thì lại không về” để đặt tên là Đương Quy.

Tác giả bài viết: Nhật Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://samtuoingoclinh.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây